Đồng chí Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao chủ trì Hội nghị.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc VKSND tối cao; đại diện các VKSND cấp cao; tập thể lãnh đạo, công chức Vụ 10, VKSND tối cao cùng đại diện lãnh đạo, công chức VKSND cấp tỉnh, cấp huyện trong ngành Kiểm sát nhân dân…

leftcenterrightdel
 Viện trưởng Lê Minh Trí, Phó Viện trưởng Nguyễn Duy Giảng cùng các đại biểu tại Hội nghị.

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối điểm cầu chính tại trụ sở VKSND tối cao đến các điểm cầu trong toàn Ngành.

Theo báo cáo của VKSND tối cao (Vụ 10), trong những năm qua trong bối cảnh các địa phương trong cả nước tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông để phát triển kinh tế, du lịch… Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa đã gia tăng những khiếu kiện hành chính liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai như thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án… mà người có đất bị thu hồi cho rằng việc bồi thường chưa thỏa đáng, giải quyết vấn đề tái định cư không đúng quy định; các tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, tín dụng, xây dựng, góp vốn, cổ phiếu, tranh chấp thành viên công ty, tranh chấp có yếu tố nước ngoài…; các tranh chấp lao động liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng, cho thôi việc...; nhiều vụ, việc có tính chất phức tạp, nhiều đương sự, kéo dài…

leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 10, VKSND tối cao Lê Tiến trình bày báo cáo tại Hội nghị.

Trước tình hình trên, Toà án các cấp đã thụ lý và phối hợp với Viện kiểm sát ngang cấp giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động đạt tỉ lệ cao. Nhìn chung các bản án, quyết định của Toà án các cấp cơ bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít trường hợp bản án, quyết định của Tòa án các cấp có vi phạm nghiêm trọng bị Tòa án cấp trên xét xử tuyên hủy, sửa.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 3 VKSND cấp cao trong 4 năm (2018 - 2021) nhận thấy, Viện kiểm sát các cấp đã phát hiện nhiều vi phạm, thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vi phạm về thủ tục tố tụng và nội dung trong bản án, quyết định ở cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị dẫn đến nhiều trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy án sơ thẩm do bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm về thủ tục tố tụng mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được; hoặc có những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa án sơ thẩm theo hướng ngược lại với phán quyết của cấp sơ thẩm. Ngoài ra, có những trường hợp khi xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án phải hủy, sửa cả bản án, quyết định của Tòa án cấp giám đốc thẩm, cấp phúc thẩm và cấp sơ thẩm.

leftcenterrightdel
 Các điểm cầu tại Hội nghị.

Báo cáo cũng nêu rõ một số giải pháp, kiến nghị để hạn chế số lượng bản án, quyết định bị Tòa án xét xử tuyên hủy, sửa. Cụ thể, cần tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật;  đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác giữa Viện kiểm sát các cấp, giữa Viện kiểm sát với Tòa án; kiện toàn tổ chức, bộ máy, đào tạo; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức thường xuyên nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời, đảm bảo chất lượng các phương tiện, trang thiết bị làm việc phục vụ cho công tác nghiệp vụ…

leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 14, VKSND tối cao Hoàng Thị Quỳnh Chi giải đáp các vướng mắc của Viện kiểm sát các địa phương.

Tại Hội nghị, các ý kiến đã phát biểu làm rõ những kết quả đạt được trong giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động trong 4 năm (2018 - 2021); chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân; đồng thời nêu những kinh nghiệm, đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát, nhằm góp phần đảm bảo việc Tòa án ban hành bản án, quyết định đúng quy định của pháp luật.

Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao Vụ 10, VKSND tối cao đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung tài liệu và tổ chức Hội nghị này. Theo đồng chí Viện trưởng, đây là lĩnh vực khó, quan trọng, thực tiễn và xã hội luôn quan tâm đòi hỏi ngày càng cao đối với các cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật trong đó có VKSND. Do đó việc tổ chức Hội nghị đã thể hiện sự quyết tâm, trách nhiệm và nỗ lực lớn của các đơn vị trong Ngành.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Đánh giá cao mục đích của Hội nghị, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao cho rằng, điều quan trọng là Hội nghị không chỉ nêu rõ thực trạng, nguyên nhân dẫn đến bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động bị Tòa án cấp trên hủy, sửa mà từ đó còn nêu các kinh nghiệm, giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng công tác này của ngành KSND trong thời gian tới.

Đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao cũng lưu ý, khi kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động, kháng nghị của Viện kiểm sát phải có sức thuyết phục, đúng pháp luật, được chấp nhận, không nên chạy theo số lượng; đồng thời tăng cường kiến nghị để phòng ngừa vi phạm.

Bên cạnh đó, từ việc nhận diện nguyên nhân, thực trạng dẫn đến bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động bị Tòa án cấp trên hủy, sửa thì cần minh hoạ, dẫn chứng thông qua các vụ án cụ thể thì sẽ thuyết phục hơn. Đồng thời, những kinh nghiệm, cách làm, bài học rút ra cần mở rộng để toàn ngành Kiểm sát nghiên cứu, học tập.

Cùng với việc đề cập đến các giải pháp như tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật; đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác giữa Viện kiểm sát các cấp, giữa Viện kiểm sát với Tòa án; kiện toàn tổ chức, bộ máy; tăng cường công tác đào tạo, tự đào tạo… đồng chí Viện trưởng cũng lưu ý, đối với người đứng đầu đơn vị, Viện kiểm sát các cấp phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả của đơn vị trong lĩnh vực này; những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc thì phải trực tiếp chủ trì và kết luận.

Đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu, sau Hội nghị, Vụ 10 - VKSND tối cao phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện tài liệu Hội nghị tập huấn, đồng thời quán triệt, nghiên cứu sâu hơn ở các cấp Kiểm sát; từng cán bộ, Kiểm sát viên cần nghiên cứu, nắm bắt để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng vào thực tiễn công tác, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động cụ thể từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao cảm ơn ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu kết luận Hội nghị.

Theo đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng, những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao đã tập trung vào những vấn đề trọng tâm, nội dung cốt lõi liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng yêu cầu đơn vị chủ trì Hội nghị tiếp thu toàn bộ các ý kiến chỉ đạo này để tiếp tục hoàn thiện nội dung tài liệu tập huấn; các Viện kiểm sát tổ chức triển khai, nghiên cứu kỹ nội dung tài liệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động trong thời gian tới. 

Đồng thời, tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và quy chế của Ngành trong khâu công tác này; coi đây là khâu công tác quan trọng của cơ quan, đơn vị mình để xác định, chọn nội dung đột phá để tập trung chỉ đạo, từ đó góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2022 và thời gian tới.

Cao Nguyên