Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao chủ trì Hội nghị.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Kiểm sát viên VKSND tối cao; đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao; đại diện lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp huyện; lãnh đạo và toàn thể công chức thuộc Vụ 9, Vụ 10, VKSND tối cao…

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, kết nối điểm cầu chính tại trụ sở VKSND tối cao đến các điểm cầu trong toàn ngành KSND.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9), VKSND tối cao đã giới thiệu, quán triệt nội dung Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 18/10/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật.

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo VKSND tối cao và lãnh đạo Vụ 9 dự Hội nghị.
leftcenterrightdel
 Đại biểu dự Hội nghị.
leftcenterrightdel
 Các đại biểu dự Hội nghị.

Trong đó, Chỉ thị yêu cầu toàn Ngành tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể như: Tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp theo quy định của pháp luật; tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ hợp lý, khoa học bảo đảm Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp có chất lượng; những vụ, việc Tòa án không chấp nhận quan điểm của Viện kiểm sát mà không đúng pháp luật thì phải được xem xét kháng nghị, đề nghị kháng nghị ngay. Khi giải quyết các vụ, việc có yếu tố nước ngoài, cần lường trước khả năng có thể dẫn đến tranh chấp quốc tế hoặc ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao để báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên.

Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 07/CT- VKSTC ngày 6/8/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về “Tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự”. Khắc phục triệt để tình trạng phát hiện được vi phạm mà không còn thời hạn kháng nghị; phải rút kháng nghị do kháng nghị thiếu căn cứ, do nhận thức, áp dụng pháp luật không chính xác; sau khi Viện kiểm sát rút kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án do có kháng cáo của đương sự lại chấp nhận nội dung kháng cáo mà nội dung đó đã được nêu trong kháng nghị bị rút. Viện kiểm sát cấp trên chịu trách nhiệm trong trường hợp rút kháng nghị hoặc không chấp nhận đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới mà không đúng.

leftcenterrightdel
 Các điểm cầu tại Hội nghị trực tuyến.

Vi phạm trong hoạt động tư pháp chưa đến mức phải kháng nghị thì phải xem xét để kiến nghị. Qua công tác kiểm sát mà phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức thì phải kiến nghị phòng ngừa, khắc phục. Việc kiến nghị được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và pháp luật khác có liên quan. Theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị, đối với kiến nghị không được trả lời hoặc tiếp thu phải được đôn đốc, trao đổi, thông báo đến cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức bị kiến nghị, báo cáo Viện kiểm sát cấp trên hoặc có biện pháp phù hợp khác.

Nâng cao năng lực, kỹ năng phát hiện vi phạm qua kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa, phiên họp cần có biện pháp nhanh chóng tiếp cận với hồ sơ vụ án, bản án, quyết định để kiểm sát kịp thời.

Tiếp tục theo dõi, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến; đồng thời phát hiện hạn chế, khó khăn để có giải pháp khắc phục. Định kỳ sơ kết, tổng kết hoạt động thực tiễn; tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ; rút kinh nghiệm cả những việc làm tốt và tồn tại, hạn chế trong nội bộ đơn vị và Viện kiểm sát cấp dưới.

leftcenterrightdel
Đồng chí Vương Văn Bép - Vụ trưởng Vụ 9, VKSND tối cao phát biểu.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm đạt và vượt các chỉ tiêu theo “Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin của ngành Kiểm sát nhân dân đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Áp dụng ngay phương pháp sơ đồ tư duy trong nghiên cứu hồ sơ, báo cáo án. Đồng thời, Viện kiểm sát chủ động phối hợp với Tòa án, các cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ ban hành các quy chế phối hợp. Tham mưu tích cực, có chất lượng cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai hoặc các việc khác khi được đề nghị.

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo Vụ 9, VKSND tối cao đã giới thiệu những điểm mới của Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 264/QĐ-VKSTC ngày 5/10/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao).

Ngoài ra, tại Hội nghị, lãnh đạo Vụ 9, VKSND tối cao đã trình bày nội dung Hướng dẫn số 30/HD-VKSTC ngày 31/5/2022 của VKSND tối cao về một số nội dung cơ bản trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi - Vụ trưởng Vụ 14, VKSND tối cao giải đáp một số khó khăn, vướng mắc tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, một số Viện kiểm sát địa phương đã phát biểu tham luận đề cập đến những kết quả đạt được, những kinh nghiệm, giải pháp để làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình trong ngành KSND; đồng thời nghe lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), VKSND tối cao giải đáp một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác này.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao ghi nhận, đánh giá cao Vụ 9 đã phối hợp với Vụ 10, Vụ 14 và các đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị nội dung, tài liệu Hội nghị; các nội dung tham luận với những giải pháp, kinh nghiệm, cách làm hay cũng như những giải đáp vướng mắc tại Hội nghị cần được tập hợp để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn công tác của toàn Ngành trong thời gian tới. 

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp thời gian tới tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, biện pháp được nêu tại Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 18/10/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Trong đó, quán triệt và chỉ đạo toàn thể Kiểm sát viên, công chức làm công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của VKSND theo quy định của pháp luật, quy định và quy chế nghiệp vụ của Ngành. Viện trưởng VKSND các cấp trực tiếp chỉ đạo công tác này; tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế; đồng thời, chịu trách nhiệm về chất lượng khâu công tác này của Viện kiểm sát cấp mình.

Bên cạnh đó, các Viện kiểm sát cần lựa chọn, bố trí, đào tạo, tự đào tạo đội ngũ Kiểm sát viên có bản lĩnh, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhiệm khâu công tác này; có chính sách ưu tiên chọn Kiểm sát viên, công chức làm công tác kiểm sát án hành chính, dân sự để quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá cũng như trong công tác thi đua khen thưởng…

Ngoài ra, đồng chí Viện trưởng cũng lưu ý, do đây là lĩnh vực khó, rộng nên đội ngũ Kiểm sát viên, công chức làm công tác này cần nắm chắc quy định của pháp luật, của Ngành để áp dụng đầy đủ, chính xác trong những vụ, việc mình đang giải quyết, đồng thời phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Trong thực thi nhiệm vụ phải luôn có tinh thần thượng tôn pháp luật, có ý thức giữ gìn uy tín, hình ảnh của Ngành; dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai; “Đội ngũ Kiểm sát viên, công chức làm công tác này phải có kiến thức, kỹ năng, phương pháp và phẩm chất đạo đức thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ” - Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao nêu rõ, sau một buổi sáng tổ chức, Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình đã hoàn thành các nội dung đề ra. Hội nghị đã nghe các tham luận thể hiện trách nhiệm của Viện kiểm sát địa phương, nghe giải đáp những khó khăn, vướng mắc, đồng thời nghe đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo đối với khâu công tác này với những nội dung định hướng quan trọng. 

leftcenterrightdel
  Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu bế mạc và kết luận Hội nghị.

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng đề nghị Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị trên cơ sở Chỉ thị mới của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác này và các quy định, hướng dẫn được trình bày tại Hội nghị tập huấn, tiếp tục quán triệt, nghiên cứu tại đơn vị, Viện kiểm sát địa phương nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, nâng chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình của VKSND trong thời gian tới.

Cùng với đó, sau Hội nghị, Vụ 9 phối hợp với Vụ 10 tổng hợp các ý kiến tham luận để tiếp tục hoàn thiện tài liệu, hướng dẫn toàn Ngành; các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương cần có kế hoạch cụ thể, trong đó cần ban hành Nghị quyết để triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 18/10/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật.

Cao Nguyên