Tham dự Hội thảo là gần 40 đại biểu đến từ các quốc gia ASEAN, đại diện VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. TS. Nguyễn Đức Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đại diện Nhà trường tham dự và chủ trì Hội thảo.

leftcenterrightdel
TS. Nguyễn Đức Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế 

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đức Hạnh cho rằng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về động vật hoang dã đã được thực hiện tại nhiều quốc gia nhưng kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn. Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại động thực vật hoang dã, quý hiếm, tuy nhiên đến nay số lượng các loài này cũng đã giảm đi đáng kể bởi những lỗ hổng trong hệ thống pháp lý; đồng thời, trong giai đoạn hiện nay, những quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng đặt ra những vấn đề mới khi xử lý các loại tội phạm này.

leftcenterrightdel
Ông Giovanni Broussard, Điều phối viên khu vực Châu Á – Thái bình dương, chương trình phòng chống tội phạm về động vật hoang dã thuộc Cơ quan UNODC làm việc nhóm với đại biểu 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những điểm trung chuyển động vật hoang dã của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Do đó, Hội thảo này là cơ hội thiết thực để Việt Nam và các quốc gia ASEAN cùng trao đổi, thảo luận và tìm ra giải pháp cho công tác phòng chống tội phạm liên quan đến động thực vật hoang dã.

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm 

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Cơ quan UNODC tin tưởng rằng kết quả của Hội thảo này sẽ góp phần tăng cường năng lực thực thi pháp luật về động vật hoang dã cho mỗi quốc gia ASEAN cũng như pháp luật của khu vực.

Vi Hương