Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo, công chức một số đơn vị thuộc VKSND tối cao gồm: Vụ 7, Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12, Vụ 14; các VKSND cấp cao 1, 2, 3.

Buổi làm việc được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối điểm cầu chính tại trụ sở VKSND tối cao đến điểm cầu VKSND cấp cao tại Đà Nẵng, VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao nêu rõ mục đích, ý nghĩa của buổi làm việc nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan từ đó tìm ra những biện pháp để tháo gỡ vướng mắc trong tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại buổi làm việc

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Duy Giảng đề nghị lãnh đạo các đơn vị tham dự buổi làm việc phát huy tinh thần trách nhiệm, đưa ra các giải pháp để bàn bạc, tháo gỡ vướng mắc trong tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này của ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12), VKSND tối cao đã báo cáo tổng hợp các ý kiến của một số đơn vị trong tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt; đồng thời, lãnh đạo các đơn vị dự họp đã thảo luận, tiếp tục đóng góp ý kiến vào các nội dung này.

leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 12, VKSND tối cao Trần Hưng Bình báo cáo tại buổi làm việc.

Theo đó, các nội dung được các đơn vị có quan điểm thống nhất đó là: Trường hợp công dân đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm của TAND cấp cao; trường hợp đơn vừa có nội dung khiếu nại Thông báo vừa có nội dung tố cáo người ký Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; đơn đề nghị xem xét theo thủ tục đặc biệt Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao; trường hợp công dân gửi đơn trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Bản án (Quyết định) phúc thẩm có hiệu lực pháp luật; TAND tối cao chuyển đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà VKSND tối cao đã ban hành Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

leftcenterrightdel
 Các điểm cầu tham dự buổi làm việc.

Về các nội dung còn có quan điểm khác nhau bao gồm: Trường hợp công dân, cơ quan, tổ chức có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của TAND cấp cao; trường hợp công dân gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm nhưng bị quá thời hạn; đơn khiếu nại đối với Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKSND cấp cao, VKSND tối cao; trường hợp đương sự gửi đơn đề nghị cho biết kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi VKSND tối cao đang giải quyết đơn của đương sự khác; trường hợp công dân đề nghị xem xét không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, giữ nguyên quyết định, bản án của TAND cấp cao; công dân có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Viện kiểm sát trả lại đơn, sau đó tiếp tục có đơn …

Đắc Thái