Tham dự Hội thảo tại điểm cầu VKSND tối cao có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc VKSND tối cao.
Tại điểm cầu phía CHLB Đức có bà Verena Zwingel, cán bộ pháp lý, Bộ Tư pháp Liên bang (Phòng Tố tụng hình sự - Thủ tục điều tra và các biện pháp bắt buộc); bà Katharina Rupp, cán bộ pháp lý, Bộ Tư pháp Liên bang (Phòng Hợp tác pháp luật quốc tế); đại diện Quỹ hợp tác pháp luật quốc tế (IRZ).
    |
 |
Quang cảnh buổi Hội thảo. |
Tại Hội thảo, đại diện VKSND Việt Nam và cán bộ pháp lý, Bộ Tư pháp Liên bang Đức đã cùng tham luận, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi một số nội dung mà hai bên cùng quan tâm.
Qua trao đổi được biết, Đức là nước Liên bang gồm 16 bang và 24 Tổng Viện công tố khác nhau, các bang sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự trong phạm vi lãnh thổ của mình trừ một số trường hợp đặc biệt. Mỗi bang có 1 hoặc nhiều Viện công tố, trong hệ thông phân chia quyền lực thì Viện công tố thuộc nhánh Hành pháp.
Viện Công tố là cơ quan độc lập có trách nhiệm bảo vệ hệ thống pháp luật, Viện công tố chỉ đạo chính trong quá trình điều tra có trách nhiệm bắt buộc truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nghi vấn phạm tội, có trách nhiệm điều tra một cách khách quan, nghĩa là phải thu thập đủ cả chứng cứ buộc tội lẫn gỡ tội cho bị can.
    |
 |
Hội thảo tại điểm cầu CHLB Đức. |
Theo đó, điều kiện để trở thành Công tố viên ở Đức cần có bằng đại học về tư pháp, sau đó thi để trở thành công chức.
Thời gian đầu học lý thuyết sau đó thực hành trong 2-3 năm. Điều kiện để trở thành Công tố viên của từng bang sẽ khác nhau nhưng sẽ phải qua 2 vòng thi và đạt kết quả xuất sắc để được trở thành Công tố viên.
Sau khi làm việc nhiều năm thì có thể trở thành Công tố viên cấp cao và thành quản lý của các Công tố viên khác, phụ trách các phòng ban, vụ khác nhau. Người đứng đầu một Viện công tố là Viện trưởng và họ sẽ có các Phó Viện trưởng hỗ trợ.
    |
 |
Các đại biểu tham dự Hội thảo tại điểm cầu VKSND tối cao Việt Nam. |
Tại CHLB Đức, Công tố viên có quyền truy tố với tất cả các loại tội phạm, phải khởi tố khi có dấu hiệu tội phạm và bắt đầu điều tra, nhưng chủ yếu là tội phạm được tố giác lên Công an, Công tố viên cần làm sáng tỏ vụ án một cách toàn diện, từ đó xem xét có đủ cơ sở đưa vụ án ra xét xử không hay đỉnh chỉ.
Bên cạnh đó, Viện công tố có thể tự lấy lời khai người làm chứng, giám định viên, tịch thu đồ vật, khám xét nhà, ngoài ra cũng có thể nghe lén điện thoại, bắt giữ bị can thông quả Cảnh sát nhưng phải có sự đồng ý của Tòa án thông qua một quyết định.
    |
 |
Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ 14 VKSND tối cao đánh giá cao những nội dung mà 2 bên đã trao đổi, chia sẻ. |
Phát biểu bế mạc Hội thảo, đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ 14 VKSND tối cao Việt Nam đánh giá cao những nội dung mà 2 bên đã trao đổi, chia sẻ. Đồng thời khẳng định, những nội dung này rất thiết thực và hữu ích cho VKSND Việt Nam nghiên cứu, học hỏi để phục vụ chiến lược cải cách tư pháp, cải cách VKSND trong thời gian tới.
Đồng chí mong rằng, mối quan hệ hợp tác giữa VKSND Việt Nam và Cơ quan Công tố CHLB Đức sẽ ngày càng được tăng cường, củng cố và phát triển hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam - CHLB Đức