Cùng dự Hội nghị còn có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và các đồng chí thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị.

Theo báo cáo, ngay từ đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo đã ban hành Chương trình công tác, Kế hoạch kiểm tra để triển khai nhiệm vụ trong toàn Ngành, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, có các chuyên đề để thực hiện.

Trưởng Ban Chỉ đạo đã ban hành văn bản yêu cầu Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, các VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh xây dựng chuyên đề và tổ chức thực hiện chuyên đề về dân chủ ở cơ sở gắn với thực tiễn công tác của đơn vị và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm 2022 của Ngành.

Việc chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề dân chủ là một trong những đổi mới mang tính đột phá của Ban Chỉ đạo trong năm 2022 nhằm đưa những nội dung của QCDC vào thực tiễn công tác của Ngành có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện QCDC trong Ngành.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Mai Thị Nam, Chánh Thanh tra VKSND tối cao, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát biểu.

Kết quả, 25/25 đơn vị thuộc VKSND tối cao, 3 VKSND cấp cao và 63/63 VKSND cấp tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng chuyên đề thực hiện QCDC. Các đơn vị đã lựa chọn hình thức phù hợp (tổ chức hội nghị, tọa đàm, sao gửi tài liệu) để quán triệt và triển khai chuyên đề thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị mình. Nội dung các chuyên đề bám sát yêu cầu chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, bám sát thực tiễn.

Ban Chỉ đạo đã yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành tiến hành sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, tổng kết công tác thực hiện QCDC năm 2022, đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình công tác, đánh giá những kết quả làm được, hạn chế và nguyên nhân, kịp thời rút kinh nghiệm. Việc sơ kết, tổng kết công tác thực để hiện QCDC được tiến hành từ cơ sở, nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả. Sau sơ kết, tổng kết, Ban Chỉ đạo các cấp đã xây dựng báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo VKSND tối cao để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương đảm bảo về nội dung và thời hạn theo yêu cầu.

Ban Chỉ đạo đã tham mưu Viện trưởng VKSND tối cao bổ sung 1 thành viên đại diện khối chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát tham gia Ban Chỉ đạo và 1 thành viên tham gia Tổ giúp việc.

Ban Chỉ đạo đã xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 260/QĐ-VKSTC ngày 7/6/2018 để phù hợp với quy định của Trung ương.

Cùng với đó, năm 2022, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ngành KSND đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra và hoàn thành việc kết luận 5 cuộc kiểm tra trực tiếp việc thực hiện QCDC, các đơn vị khác tự kiểm tra và đã có báo cáo kết quả. Kết quả công tác kiểm tra cho thấy trong toàn Ngành đã thực hiện tốt QCDC…

Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Trưởng Ban Chỉ đạo ghi nhận những kết quả đạt được trong thực hiện QCDC năm 2022, điều này góp phần phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện, dân chủ; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu tại Hội nghị.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và thời gian tới, đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ngành KSND tiếp tục quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước và của Ngành về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện QCDC trong hoạt động của VKSND.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tham mưu Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ đạo toàn Ngành triển khai có hiệu quả các quy định về QCDC gắn với các nhiệm vụ trọng tâm được giao.

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Trưởng Ban Chỉ đạo lưu ý, Thường trực Ban Chỉ đạo cần phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị toàn Ngành quán triệt, triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND; đồng thời, ban hành Hướng dẫn thực hiện QCDC ở cơ sở trong ngành KSND.

Bên cạnh việc phân công theo dõi địa bàn cần tăng cường công tác kiểm tra, ban hành Kế hoạch, phân công kiểm tra cụ thể; có thông báo rút kinh nghiệm năm 2022 trong công tác này; định kỳ 6 tháng phải tổ chức Hội nghị để sơ kết công tác dân chủ cơ sở.

Theo đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Trưởng Ban Chỉ đạo, các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng. Chương trình công tác cần bổ sung các nội dung góp ý của thành viên Ban Chỉ đạo, các nội dung mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ấn định thời gian hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời, có hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân làm tốt công tác này.

P.V