* VKSND tối cao ra cáo trạng thay đổi tội danh của các bị cáo

12 bị can trong vụ án này gồm: Nguyễn Minh Hùng (nguyên TGĐ Cty VN Pharma), Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Cty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C), Nguyễn Trí Nhật (nguyên Phó  TGĐ VN Pharma), Ngô Anh Quốc ( nguyên Phó TGĐ Cty VN Pharma), Phan Cẩm Loan (Cty VN Pharma), Lê Thị Vũ Phương (nguyên Kế toán Trưởng Công ty VN Pharma), Phan Xuân Thiện (nguyên Phó TGĐ Cty VN Pharma), Bùi Ngọc Duy (nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển Công ty VN Pharma), Phạm Văn Thông (dược sĩ), Phạm Anh Kiệt (nguyên TGĐ Cty TNHH MTV Dược Sài Gòn - Sapharco), Hoàng Trúc Vy (Cty VN Pharma), Phạm Quỳnh Trang (Cty TNHH thương mại hàng hải Quốc tế H&C) bị VKSND Tối cao truy tố về cùng tội "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" theo quy định tại Điều 157, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trước đó, tháng 7/2017, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường 12 năm tù về tội "buôn lậu". 7 bị cáo còn lại trong vụ án cũng bị kết án về tội "buôn lậu" và "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".

leftcenterrightdel
 Các bị cáo tại phiên toà năm 2017

Sau đó, toàn bộ bản án sơ thẩm đã cấp phúc thẩm tuyên hủy để điều tra lại. Quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra đã khởi tố thêm 3 bị can, nâng tổng số bị can trong vụ án lên 12 người.

Cáo trạng mới đã bỏ nội dung truy tố bị can về các tội Buôn lậu và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Thay vào đó, 12 bị can bị truy tố  về tội "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" theo khoản 4, Điều 157 Bộ luật Hình sự 1999 có khung hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trên cơ sở điều tra lại, VKSND tối cao xác định có đủ cơ sở kết luận: Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến ngày 19/9/2014, Hùng thông qua Cường cùng với Nhật, Loan, Quốc, Phương, Thiện, Duy, Thông, Kiệt, Vy và Trang đã làm giả các tài liệu, sử dụng các giấy tờ giả, hợp đồng giả, con dấu giả, gồm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Canada giả, đóng dấu giả hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada; đóng dấu Công ty Helix Canada giả vào hồ sơ để đề nghị Cục Quản lý dược cấp phép nhập khẩu thuốc; làm giả hợp đồng mua bán, các phụ lục hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hong Kong và các chứng từ giả để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam với mục đích bán kiếm lời (thực tế đã nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita).

Căn cứ Điều 2 Luật Dược năm 2005, Nghị định số 08 ngày 10/1/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; Nghị định số 185 ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tài liệu điều tra, VKSND Tối cao khẳng định toàn bộ 9.300 hộp thuốc H-Capita giả về nguồn gốc xuất xứ nơi sản xuất; giả về chất lượng (không sử dụng để chữa bệnh cho người).

leftcenterrightdel
 Các bị can thu lời bất chính trên 6 tỉ đồng

Theo cáo trạng, lô thuốc trị giá hơn là 251.000 USD (hơn 5,3 tỷ đồng), song bị nâng khống thành gần 572.000 USD (hơn 12 tỷ đồng). Số tiền chênh lệch (hơn 6,8 tỷ đồng) được các bị can rút ra, thu lời bất chính.

Làm rõ  trách nhiệm của cán bộ Bộ Y tế, dược sĩ 

 VKS xác định sau khi VN Pharma đưa hồ sơ giả xin thẩm định cho phép nhập thuốc, Cục Quản lý Dược đã lập tổ thẩm định. Tổ trưởng là ông Nguyễn Tất Đạt - Trưởng phòng Quản lý kinh doanh Dược.

Quá trình làm việc, nhiều giấy tờ bị làm giả nhưng tổ thẩm định vẫn đánh giá hồ sơ đạt yêu cầu và đề nghị Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu đơn hàng của VN Pharma.

Kết quả điều tra đủ căn cứ xác định các chuyên gia và cán bộ Cục Quản lý Dược đã không làm hết trách nhiệm, để trót lọt lô thuốc ung thư giả vào Việt Nam.

VKS yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng để làm rõ sai phạm của những người liên quan. Tuy nhiên, do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan công an tách hồ sơ, xử lý sau.

Trên cơ sở đó, VKS đề nghị tiếp tục làm rõ, xử lý trong giai đoạn tiếp theo đối với sai phạm của một số cán bộ thuộc Cục Quản lý Dược và những người liên quan khác.

Trước đó, sau bản án sơ thẩm, dư luận dậy sóng cho rằng bản án sơ thẩm xử chưa đúng người, đúng tội và bỏ lọt tội phạm. Dư luận cũng phê phán gay gắt hành vi ‘mua thuốc ung thử kém chất lượng để trị bệnh cho người’, cũng như khoản bôi trơn cho bác sĩ bán thuốc của VN Pharma để hưởng hoa hồng.

Về nội dung này, bản cáo trạng nêu rõ: VKSND tối cao tiếp tục yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ, xử lý trong giai đoạn tiếp theo đối với các hành vi khác của Công ty VN Pharma, cùng các đối tượng có liên quan và trách nhiệm của một số cá nhân Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế).

 Tháng 7/2017, TAND TP.HCM xét xử Nguyễn Minh Hùng và 8 bị can về các tội Buôn lậu và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tòa tuyên bị cáo Hùng 12 năm tù về tội Buôn lậu. Các bị cáo khác trong vụ án lĩnh từ 2 năm tù treo đến 5 năm tù giam.

VKSND cấp cao tại TP.HCM đã có kháng nghị cho rằng vụ án còn lọt người, lọt tội. Do có kháng nghị và kháng cáo của VKS và các bị cáo, TAND Cấp cao tại TP.HCM hủy án sơ thẩm, đề nghị điều tra lại tội danh. Hơn 2 năm điều tra lại, cơ quan công an đã khởi tố thêm 3 bị can và thay đổi tội danh truy tố 12 bị can thành Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. 

Tiếp nhận lại hồ sơ, qua điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra và chuyển VKS, đến nay thì VKS hoàn tất cáo trạng mới 




Hà Nhân