Tuyên truyền về phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã

Từ ngày 11 - 13/10/2023, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác quốc tế về pháp luật giữa VKSND tối cao và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã - Văn phòng Việt Nam (WCS Việt Nam), Bảo Bảo vệ pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13) VKSND tối cao, WCS Việt Nam tổ chức khóa tập huấn “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã cho cán bộ kiểm sát và phóng viên, biên tập viên”. Đồng thời, tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin tới các cán bộ trong các cơ quan tư pháp.

leftcenterrightdel
 Bà Phan Thị Kim Hoa, Phó Tổng biên tập Báo Bảo vệ pháp luật phát biểu tại khóa tập huấn.

Khóa tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức, thông tin về tình trạng buôn bán động vật hoang dã trên thế giới và Việt Nam cho các phóng viên, biên tập viên của Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Công thông tin điện tử VKSND tối cao, Tạp chí Tòa án và đại diện các tổ tuyên truyền của VKSND cấp tỉnh và vai trò của báo chí trong việc phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã;

leftcenterrightdel
 Quang cảnh khóa tập huấn.

Tại khóa tập huấn, các phóng viên, biên tập viên, đại diện tổ tuyên truyền VKSND cấp tỉnh đã được nghe các diễn giả WCS Việt Nam liệt kê tình hình buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã tại Việt Nam. Các nội dung về rủi ro từ hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã tại Việt Nam đối với kinh tế, đối với an ninh xã hội, đối với sức khỏe cộng đồng, các bệnh truyền nhiễm từ động vật hoang dã cũng được đưa ra bàn thảo và cùng đi tìm các giải pháp nhằm đấu tranh, tuyên truyên, ngăn chặn nạn săn bắt, giết mổ, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Bà Hoàng Bích Thủy, đại diện WCS Việt Nam phát biểu.

Các phóng viên, biên tập viên, đại diện tổ tuyên truyền VKSND cấp tỉnh còn tham gia thảo luận mô tả nguy cơ từ hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã tại Việt Nam đối với kinh tế, an ninh và dịch bệnh từ động vật sang người; Xây dựng kế hoạch, áp dụng bài tập thực hành các loại hình báo chí hiện đại trong hoạt động viết bài, chương trình truyền hình về tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã, để từ đó đóng góp ý kiến, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã.

leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên Trần Đình Hải - Vụ 2 VKSND tối cao thuyết trình bày về vai trò của VKSND các cấp trong giải quyết các vụ án Vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.

Tại khóa tập huấn, nội dung về vai trò của VKSND các cấp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án Vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã đã được Kiểm sát viên Trần Đình Hải - Vụ 2, VKSND tối trình bày rất cụ thể về vai trò của VKSND trong các giai đoạn xử lý vụ án. Cùng với đó là các hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự; khung pháp lý, các điều luật quy định xử lý người vi phạm.

Đồng thời, Kiểm sát viên Trần Đình Hải còn chia sẻ về những khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã. Từ thực tiễn các vụ việc cho thấy, các đối tượng mua bán, vận chuyển động vật hoang dã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn như: Ngụy trang trong các kiện hàng, khi bị bắt thì người vận chuyển không thừa nhận biết bên trong là động vật hoang dã; Vật chứng được đóng gói cẩn thận, thay đổi nhãn mác rồi gửi theo đường bưu điện, gửi phương tiện vận tải công cộng;

leftcenterrightdel
 Các học viên thảo luận, làm bài tập nhóm.

Người nhận “hàng” không thừa nhận việc có giao dịch; Thay đổi người vận chuyển trên từng cung đường chuyển “hàng”; Sử dụng sim rác trong quá trình liên lạc giữa các đối tượng phạm tội; Những người đồng phạm không thừa nhận việc mình đã có thỏa thuận trước, việc mình được thuê hoặc nhờ vận chuyển động vật hoang dã khi bị bắt; Không thừa nhận các tài khoản mạng xã hội có đăng thông tin quảng cáo, chào bán động vật và sản phẩm của động vật hoang dã là do mình tạo ra và sử dụng.

Trong khuôn khổ khóa tập huấn, các học viên đã được tham quan, tìm hiểu về quá trình “giải cứu”, chăm sóc, bảo tồn các loài động vật hoang dã tại các Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương.

“Cuộc chiến” chưa có hồi kết

Mới đây, ngày 12/9, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Bùi Văn Long (SN 1977, trú tại xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đang vận chuyển 2 cá thể tê tê Java. Qua đấu tranh khai thác, Công an quận Cầu Giấy đã tiến hành bắt giữ thêm 2 đối tượng là Nguyễn Đình Chiểu (SN 1980) và Nguyễn Thị Thảnh (SN 1962, cùng trú tại huyện Phú Xuyên) về hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục nguy cấp quý, hiếm được ưu tiên, bảo vệ.

leftcenterrightdel
 Đối tượng Bùi Văn Long và tang vật vụ án.

Trước đó, ngày 16/8, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đình Hậu (SN 1978, trú tại xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) và Nguyễn Thị Phượng (SN 1966, trú tại tỉnh Yên Bái) để điều tra về hành vi Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Trong quá trình làm nhiệm vụ tại Trạm thu phí nút giao IC6 - đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thuộc địa bàn xã Văn Quán, huyện Lập Thạch), lực lượng CSGT đã phát hiện xe ô tô chở khách do Nguyễn Đình Hậu điều khiển có biểu hiện nghi vấn.

Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe ô tô có 2 thùng giấy đựng 10 con rùa; 18 con rắn hổ mang; 2 bao tải chứa 41 con rắn hổ mang. Theo khai nhận của Hậu, 10 con rùa và 18 con rắn là của Nguyễn Thị Phượng thuê Hậu chở đến huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) để giao cho khách; còn 41 con rắn là của một người đàn ông thuê Hậu chở từ khu vực lối ra nút giao IC9 - đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai về huyện Vĩnh Tường.

Kết quả trưng cầu giám định tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam xác định: 10 con rùa đầu to là rùa sa nhân và 59 con rắn hổ mang đều có tên trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP, ngày 22/9/2021 của Chính phủ.

Ngoài 2 vụ việc nêu trên, thời gian qua, do thiếu hiết biết pháp luật, cộng với thói quen săn bắt, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã để kiếm lời, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và kết cục là rất nhiều người đã vướng vào vòng lao lý.

leftcenterrightdel
 Trong quý I năm 2023, lực lượng chức năng TP Hải Phòng đã phát hiện và thu giữ 8,2 tấn ngà voi.

Theo báo cáo của Cục 2,  VKSND tối cao, trong 6 tháng đầu năm 2023, có 152 vụ án và 211 bị can bị khởi tố về 2 tội danh liên quan đến động vật hoang dã. Điển hình trong quý I năm 2023, các cơ quan chức năng TP Hải Phòng đã phát hiện và thu giữ 8,2 tấn ngà voi; ngày 5/4, Đồn Biên phòng Thanh Lòa (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đã phát hiện và thu 91 cá thể rùa Sa nhân; Đầu tháng 7 vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã bắt giữ 2 đối tượng Nguyễn Trí Ngọc (SN 1973) và Ngô Sỹ Thành (SN 1976, cùng trú tại xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm, đồng thời, thu giữ 1 cá thể hổ sống nặng 235 kg đang được 2 đối tượng trên vận chuyển bằng ô tô.

Theo Kiểm sát viên Trần Đình Hải, hiện nay, tình trạng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn nhiều diễn biến rất phức tạp, các đối tượng không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn trung chuyển, mang hàng sang tiêu thụ ở một số nước lận cận. Đối với những đầu nậu buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, qúy hiếm xuyên quốc gia rất ít khi lộ diện. Vì vậy, nhiều “lô hàng” khi bị lực lượng chức năng bắt được là vô chủ. Đây là những khó khăn trong công tác đấu tranh với tội phạm buôn bán, vận chuyển trái pháp luât động vật hoang dã, qúy hiếm, khi không trực tiếp bắt được các đối tượng đầu nậu mà chỉ bắt được đối tượng trung gian.

Nhật Minh