leftcenterrightdel
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ngày 20/11/2018.

Cụ thể, Điều 44 Luật phòng, chống tham nhũng cũ quy định đối tượng phải kê khai tài sản là cán bộ từ phó trưởng phòng của UBND cấp huyện và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; một số cán bộ, công chức cấp xã; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Khi Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực vào ngày 1/7 tới đây quy định tất cả cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập.

Nếu có hành vi kê khai không trung thực, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tài sản phải kê khai bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá và động sản khác có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài.

Ngoài ra, người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên hoặc người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công… thì phải thực hiện kê khai tài sản hằng năm và phải kê khai trước ngày 31/12.

PV