Thanh tra trách nhiệm trong bảo vệ người tố cáo

Theo dự thảo Thông tư, nội dung thanh tra trách nhiệm về thanh tra gồm: Việc tổ chức xây dựng kế hoạch thanh tra, phê duyệt kế hoạch thanh tra, thực hiện kế hoạch thanh tra.

Việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc tổ chức, thực hiện Luật Thanh tra.

Việc thực hiện quy định của pháp luật về bổ nhiệm các ngạch thanh tra.

Việc thực hiện các quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, kết luận thanh tra và xử lý vi phạm về thanh tra, công khai kết luận thanh tra.

Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra trong quá trình thanh tra.

Việc thực hiện quy định của pháp luật về giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra.

Việc ban hành các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý sau thanh tra đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; việc áp dụng biện pháp để khắc phục, sơ hở, yếu kém, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.

Việc thực hiện quy định của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo, quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh tra.

Việc quản lý, khai thác, sử dụng và lưu trữ hồ sơ thanh tra và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Đối với thanh tra trách nhiệm về tiếp công dân gồm các nội dung: Việc thực hiện các quy định của pháp luật về Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân.

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Việc tiếp nhận và xử lý đơn theo quy định tại Chương IX của Thông tư này.

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Việc thanh tra trách nhiệm về giải quyết khiếu nại với các nội dung gồm: Việc thụ lý giải quyết khiếu nại; việc thực hiện quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại; việc tổ chức đối thoại.

Việc thực hiện quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, xác minh nội dung khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại.

Việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Việc xử lý vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài; việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư còn quy định nội dung thanh tra trách nhiệm về tố cáo gồm: Việc tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo; việc thụ lý tố cáo.

Việc thực hiện quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo, xác minh nội dung tố cáo và thời hạn giải quyết tố cáo.

leftcenterrightdel
 Tăng cường phối hợp tiếp công dân, xử lý kịp thời các tình huống khiếu nại, tố cáo. (Ảnh minh hoạ)

Việc tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo; việc kết luận nội dung tố cáo và việc xử lý kết luận nội dung tố cáo.

Việc bảo vệ người tố cáo; việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình tố cáo và kết quả giải quyết tố cáo.

Cụ thể nội dung thanh tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng

Theo dự thảo Thông tư, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tập trung vào các nội dung gồm: Việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng.

Việc thực hiện các biện pháp về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; tặng quà và nhận quà tặng; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, thanh toán không dùng tiền mặt;

Việc xử lý và giải quyết phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, báo cáo kiểm toán, các quyết định xử lý và việc chấp hành chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống tham nhũng.

Đối với việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập gồm các nội dung: Việc tổ chức kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập.

Việc quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

Việc xác minh tài sản, thu nhập và công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập; việc bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Việc xử lý người có hành vi vi phạm nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập và vi phạm các quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Đối với việc thực hiện các quy định về xử lý tham nhũng, gồm các nội dung đó là: Việc xử lý người có hành vi tham nhũng; việc thu hồi tài sản tham nhũng; việc xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.

P.V