Quá trình giải quyết vụ án, Kiểm sát viên đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan để đưa ra hướng giải quyết phù hợp, chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi, các tình huống phát sinh và dự thảo bài phát biểu theo quy định.

leftcenterrightdel
 Hội đồng xét xử vụ án.

Theo nội dung vụ án: Ngày 12/5/2008, Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy (gọi tắt là BVF) và Công ty TNHH quản lý quỹ Bảo Việt (VFC) ký kết Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó, BVF gửi 6 tỉ đồng vào tài khoản có kỳ hạn của VFC, thời hạn 36 tháng; lãi suất: 17.5%/năm.Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, VFC đã hai lần thanh toán khoản tiền lãi trong năm 2009 và 2010 cho BVF. Tuy nhiên, đến ngày đáo hạn, VFC đã không thanh toán cho BVF tiền lãi của lần 3 của năm 2011 là  hơn 1 tỉ đồng và tiền gốc 6 tỉ đồng.

leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên Trần Chí Thành, VKSND TP. Hà Nội phát biểu quan điểm.

BVF khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Buộc VFC phải thanh toán cho BVF số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn, tổng số tiền là gần 28 tỉ đồng. Tại Bản án số 20/2022/KDTM-ST ngày 09/9/2022 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của BVF đối với VFC. Buộc VFC phải thanh toán cho BVF tổng số tiền tính đến ngày 09/9/2022 là 26,7 tỉ đồng. VFC kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết: không chấp nhận số tiền lãi được tính trên lãi quá hạn của Hợp đồng tiền gửi, số tiền 1,6 tỉ đồng.

Tại phiên toà phúc thẩm,  Kiểm sát viên chỉ rõ một số thiếu sót tại phiên toà sơ thẩm, đồng thời đưa quan điểm, chấp nhận kháng cáo của bị đơn, sửa Bản án sơ thẩm, không chấp nhận khoản lãi chậm trả trên nợ lãi chậm trả là số tiền 1.6 tỉ đồng.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh phiên xét xử.

Đồng quan điểm với Kiểm sát viên, HĐXX cấp phúc thẩm tuyên chấp nhận kháng cáo của bị đơn, tuyên sửa Bản án sơ thẩm, không chấp nhận khoản lãi trên nợ lãi chậm trả là số tiền 1.6 tỉ đồng.

Công tác phối hợp giữa VKSND TP Hà Nội với Tòa án cùng cấp tổ chức các phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm là một công tác thường xuyên, việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm đã tạo điều kiện cho những Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên tích lũy thêm những kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời học hỏi, nâng cao kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp của mỗi cán bộ Kiểm sát, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới./.

Hà Nhân