Theo đó, mục đích xây dựng báo cáo tổng kết nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác kiểm sát việc việc tạm giữ, tạm giam, THAHS, nêu được những kết quả nổi bật ở khâu công tác này, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Đồng thời, nêu bật được kết quả trọng tâm những nhiệm vụ được giao theo Chương trình công tác năm 2019 của đơn vị.

Về yêu cầu, VKSND tối cao nêu rõ: Báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS gắn với các chỉ tiêu, nhiệm vụ nêu trong các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao gồm: Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2018 về công tác của ngành KSND năm 2019; Chỉ thị số 05/CT- VKSTC ngày 15/5/2018 về “Tăng cường trách nhiệm của VKSND trong kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự”; Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 18/6/2019 về “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự”; Hướng dẫn số 01/HD-VKSTC ngày 7/1/2019 của Vụ 8, VKSND tối cao và Chương trình, Kế hoạch công tác năm 2019 của đơn vị.

Nhận định, đánh giá sâu về kết quả nổi bật, những mặt còn hạn chế, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ; phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất, kiến nghị giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế, thiếu sót của đơn vị và của Ngành năm 2019.

leftcenterrightdel
Các đại biểu dự Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS trong ngành KSND 

Về nội dung báo cáo, theo VKSND tối cao, báo cáo cần đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Nêu rõ những khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân; kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục. Đánh giá kết quả phối hợp công tác giữa VKSND tỉnh với Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ sở giam giữ.

Về tình hình chấp hành pháp luật, yêu cầu đánh giá được ưu điểm, tồn tại, vi phạm trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và THAHS theo các nội dung, hướng dẫn.

Cụ thể, về thủ tục pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, THAHS: Đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về thủ tục bắt, tạm giữ: Nêu rõ tỷ lệ khởi tố trong tạm giữ hình sự, tỷ lệ người bị tạm giữ hình sự sau chuyển xử lý hành chính, so sánh với cùng kỳ năm 2018.

Đánh giá việc tạm giam: Tỷ lệ giải quyết các trường hợp bị tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, tỷ lệ tăng, giảm so với cùng kỳ năm 2018;

Các trường hợp quá hạn tạm giữ, tạm giam thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng (tổng số lượt quá hạn đã giải quyết trong năm 2019, số lượt quá hạn hiện còn đến 30/11/2019, phân tích rõ thuộc trách nhiệm của cơ quan nào).

Nêu và phân tích các trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù, không có căn cứ và trái pháp luật được trả tự do theo Khoản 2 Điều 22, Khoản 2 Điều 25, Luật tổ chức VKSND năm 2014.

Tổng số người bị kết án tử hình (phân tích số cũ, số mới, số đã thi hành án, số hiện còn đang bị giam giữ). Đánh giá việc tổ chức thi hành án tử hình ở địa phương.

Thủ tục tiếp nhận người bị kết án vào chấp hành án tại phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam và số phạm nhân được để lại phục vụ ở nhà tạm giữ Công an cấp huyện. Nêu rõ số phạm nhân để lại chấp hành án tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam không đúng đối tượng, tỷ lệ và mức án theo quy định tại Khoản 2 Điều 171 Luật THAHS; số nhà tạm giữ, trại tạm giam vi phạm quy định này.

Đánh giá tình hình chấp hành pháp luật trong việc ra quyết định thi hành án, chuyển giao quyết định thi hành án, bản án của Tòa án cùng cấp cho cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ THAHS.

Nêu và đánh giá các trường hợp án có hiệu lực pháp luật chưa chuyển đi trại giam chấp hành án do thiếu thủ tục, thuộc trách nhiệm của cơ quan nào. Xác định nguyên nhân và biện pháp tác động của Viện kiểm sát, kết quả.

Đánh giá tình hình chấp hành pháp luật trong việc THAHS của Cơ quan THAHS; UBND cấp xã về việc lập hồ sơ, phân công cán bộ giám sát, giáo dục và thực hiện việc đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành các hình phạt khác hoặc rút ngắn thời gian thử thách quy định tại Điều 33, 34, 66, 77, 78, 86, 95 Luật THAHS.

leftcenterrightdel
Kiểm sát trực tiếp công tác tạm giữ, tạm giam và THAHS (Ảnh minh họa) 

Về công tác quản lý: Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý người bị bắt, tạm giữ của cơ quan và người có trách nhiệm.

Công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân theo quy định của pháp luật; tình hình vi phạm kỷ luật trong tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù (tách riêng số liệu vi phạm của từng đối tượng); số vụ/số người trốn; chết do bị đánh, tự sát; phạm tội mới (nêu rõ hành vi phạm tội; nguyên nhân, trách nhiệm); so sánh với cùng kỳ năm 2018.

Công tác phân loại quản chế và giam giữ phạm nhân theo loại.

Về thực hiện chế độ: Đánh giá việc thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, kết quả xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Kết quả tổ chức thực hiện các chế độ ăn, ở, sinh hoạt, học tập, lao động, y tế, thăm gặp, nhận quà, liên lạc và bán hàng căng tin.

Về kết quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và THAHS: Đánh giá về biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, những đổi mới, cải tiến phương pháp tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ (Lưu ý: Ở mỗi cấp kiểm sát cần đánh giá rõ việc thực hiện đúng, đủ, vượt chỉ tiêu kiểm sát).

Theo VKSND tối cao, thời điểm đánh giá kết quả công tác và lấy số liệu xây dựng Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 (Từ 1/12/2018 đến 30/11/2019). Thời hạn gửi về VKSND tối cao (Vụ 8) chậm nhất vào ngày 3/12/2019.

 

P.V