Cụ thể, theo VKSND tối cao, trong công tác triển khai, kiểm tra hướng dẫn và chỉ đạo điều hành, báo cáo tổng kết cần nêu rõ tình hình triển khai thực hiện các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao, gồm: Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2018, Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 6/4/2016, Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018;

Hướng dẫn số 03/HD-VKSTC ngày 7/1/2019 về công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2019; chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị năm 2019 và các chỉ thị chuyên đề của Ngành (Nêu rõ hình thức triển khai, những nhiệm vụ hoàn thành, những nhiệm vụ chưa hoàn thành, nguyên nhân và đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao).

Việc hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, chỉ đạo và điều hành thực hiện công tác kiểm sát đối với VKSND cấp dưới.

Việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá đơn vị đã đề ra trong năm 2019 (kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự liên quan đến đất đai; các biện pháp nâng cao chất lượng Bản phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa…).

Về tình hình, số liệu và kết quả công tác kiểm sát: Nêu khái quát về tình hình tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, các tranh chấp phổ biến, điển hình, hoặc có tính chất phức tạp xảy ra tại địa phương do Tòa án thụ lý, giải quyết trong kỳ báo cáo, chú ý các tranh chấp mới phát sinh (nếu có), có so sánh với năm 2018.

Số liệu kiểm sát thụ lý giải quyết của VKSND cấp tỉnh (tách riêng vụ, việc; cấp huyện, cấp tỉnh có so sánh với cùng kỳ năm trước).

Đối với án cấp sơ thẩm: Việc trả lại đơn khởi kiện; tổng thụ lý (Số cũ chuyển sang; số thụ lý mới; cấp huyện; cấp tỉnh); đã xử lý và giải quyết (Đình chỉ; công nhận sự thoả thuận; đã xét xử; khác); hiện tồn chưa xử lý, giải quyết (Trong đó: Tạm đình chỉ).

Đối với án cấp phúc thẩm: Tổng thụ lý (Số cũ chuyển sang; số thụ lý mới (so sánh với cùng kỳ năm trước)); đã xử lý và giải quyết (Hoãn phiên toà; đình chỉ xét xử; đã xét xử…); hiện tồn chưa xử lý, giải quyết.

Về số liệu kiểm sát thụ lý, giải quyết của các VKSND cấp cao, gồm: Kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự theo thủ tục phúc thẩm; công tác thụ lý và giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm; công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; công tác thụ lý giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh một phiên tòa dân sự (Ảnh minh họa)

Kết quả công tác khác, gồm: Công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (biện pháp, giải pháp phát hiện vi phạm tại Bản án, quyết định để thực hiện kháng nghị phúc thẩm ngang cấp; kết quả kháng nghị phúc thẩm (đối với VKS cấp tỉnh và VKS cấp cao), kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (đối với VKS cấp cao). Số vụ báo cáo thỉnh thị VKS cấp trên đề nghị kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. 

Lưu ý, số vụ việc Viện kiểm sát kháng nghị có căn cứ nhưng Tòa án không chấp nhận kháng nghị và tiếp tục báo cáo VKS cấp trên (có danh sách trích ngang kèm theo); số án bị hủy liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát (có danh sách trích ngang kèm theo).

Công tác ban hành kiến nghị, chất lượng kiến nghị và tỷ lệ kiến nghị được tiếp thu; công tác theo dõi, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ thuộc thẩm quyền; số lượng, chất lượng Thông báo rút kinh nghiệm; công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản.

Tình hình vi phạm trong lĩnh vực hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp tại địa phương (thống kê một số dạng vi phạm điển hình).

Việc triển khai, thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành: Nêu kết quả thực hiện và so sánh với chỉ tiêu Quốc hội giao theo quy định tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội; Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Thời điểm lấy số liệu: Từ ngày 1/12/2018 đến ngày 30/11/2019

Trong đánh giá chung cần nêu rõ những nội dung gồm: Ưu điểm (chú ý những kết quả nổi bật); hạn chế, thiếu sót và khó khăn, vướng mắc. Lưu ý: Viện kiểm sát các cấp thống kê các điều luật VKSND tối cao, Tòa án tối cao có hướng dẫn khác nhau và hậu quả của việc áp dụng (nếu có); nêu trách nhiệm của VKSND trong việc phát hiện vi phạm và kháng nghị còn hạn chế (nếu có).

Nguyên nhân (trong đó giải trình nguyên nhân tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự được Tòa án chấp nhận ở một số đơn vị đạt tỷ lệ chưa cao).

Phương hướng, giải pháp trọng tâm năm 2020.

Kiến nghị, đề xuất (cần nêu cụ thể, rõ ràng, theo nhóm nội dung, như: Quản lý, chỉ đạo, điều hành; tổ chức, cán bộ; hướng dẫn, thi hành pháp luật...

Tự đánh giá xếp loại đơn vị (trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ đơn vị được giao).

Công văn của VKSND tối cao cũng đề nghị Viện trưởng VKSND các cấp chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ xây dựng báo cáo tổng kết đảm bảo chất lượng, gửi về VKSND tối cao (Vụ 9) trước 10 giờ ngày 5/12/2019 để VKSND tối cao tập hợp số liệu, xây dựng báo cáo chung của toàn Ngành bảo đảm thời gian.


P.V