Theo Bộ Tư pháp, việc phối hợp thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2020 nhằm thực hiện quy định tại Điều 73, 74 và 75 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm 2017 và Điều 35 của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN.

Đồng thời, nhằm thực hiện Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong việc thông tin, báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước phục vụ công tác xây dựng Báo cáo Chính phủ về công tác này năm 2020. 

Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương mình đối với các cơ quan gồm: Cơ quan ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại địa phương và cơ quan khác có trụ sở tại địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện giải quyết bồi thường.

Cơ quan ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại địa phương và cơ quan khác có trụ sở tại địa phương là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.

TAND tối cao thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước đối với các cơ quan sau: TAND tối cao, Tòa án quân sự Trung ương, TAND cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc TAND tối cao ở Trung ương là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện giải quyết bồi thường.

TAND tối cao, Tòa án quân sự Trung ương, TAND cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc TAND tối cao ở Trung ương là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.

leftcenterrightdel
 Một buổi công khai xin lỗi công dân theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. (Ảnh minh hoạ)

VKSND tối cao thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước đối với các cơ quan gồm: VKSND tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, VKSND cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc VKSND tối cao ở Trung ương là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện giải quyết bồi thường.

VKSND tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, VKSND cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc VKSND tối cao ở Trung ương là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong vụ án dân sự, vụ án hình sự và vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.

Về nội dung thông tin, báo cáo gồm: Nội dung cơ bản về kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2020 theo Đề cương Báo cáo công tác bồi thường nhà nước theo Phụ lục số 02 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (Thông tư số 08/2019/TT-BTP). 

Trong đó lưu ý đánh giá về những điểm tích cực, hiệu quả của Luật TNBTCNN năm 2017 sau hơn 2 năm triển khai đã tác động đến kết quả công tác bồi thường nhà nước trong năm 2020 và thời gian qua.

Thông tin, số liệu về Danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường, tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và chi trả tiền bồi thường, tình hình thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 được thực hiện theo biểu mẫu số 01, 03, 04 quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BTP.

Tại Phụ lục số 01 về Danh mục vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường: Thông tin về vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường đối với tất cả các vụ việc áp dụng theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước gồm: Luật TNBTCNN năm 2017; Luật TNBTCNN năm 2009; Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 3/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

Thời điểm chốt thống kê số liệu: Số liệu thực tế tại thời điểm báo cáo được lấy từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/10/2020 (gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 8/12/2020).

Số liệu thống kê năm chính thức gồm toàn bộ số liệu thực tế được thực hiện trong kỳ báo cáo được tính từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 (gửi chậm nhất trước ngày 31/1/2021). 

P.V