Bổ sung nguyên tắc “Bình đẳng, thiện chí, trung thực”
Luật TNBTCNN 2009 quy định các nguyên tắc, đó là: Kịp thời, công khai, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng; được trả một lần bằng tiền trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 7).
Đồng thời, Luật TNBTCNN 2009 (Điều 4) quy định việc giải quyết yêu cầu bồi thường lần đầu được thực hiện theo 1 trong 3 cơ chế, đó là: Tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; trường hợp hết thời hạn mà cơ quan giải quyết bồi thường không ra quyết định hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự; giải quyết kết hợp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quá trình khiếu nại; giải quyết kết hợp tại Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
|
|
Hội nghị tập huấn công tác bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát |
Luật TNBTCNN 2017 đã bổ sung nguyên tắc: “bình đẳng, thiện chí, trung thực” và nguyên tắc “việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này”.
Bổ sung quy định rõ nguyên tắc: Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một cơ quan giải quyết bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật này (khoản 3 Điều 4).
Bên cạnh đó, Luật TNBTCNN 2017 đã bổ sung quy định cụ thể: Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại (khoản 5 Điều 4).
Về các cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường, Luật TNBTCNN 2017 tiếp tục kế thừa quy định của Luật TNBTCNN 2009 đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung, đó là: Không còn quy định cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường kết hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; bổ sung cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường lần đầu tại Tòa án (khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, có thể khởi kiện ngay vụ án dân sự yêu cầu bồi thường tại Tòa án); bổ sung cơ chế kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự tại Tòa án (khoản 4 Điều 4).
Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết bồi thường
Luật TNBTCNN 2009 quy định 4 hành vi bị cấm, gồm: Giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường; thông đồng giữa người bị thiệt hại, người có trách nhiệm giải quyết bồi thường và người có liên quan để trục lợi trong việc bồi thường; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết bồi thường; không giải quyết bồi thường hoặc giải quyết bồi thường trái pháp luật.
Luật TNBTCNN 2017 đã làm rõ, đồng thời bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể đó là: Cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường; thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại; không ra quyết định giải quyết bồi thường; không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại; sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.
|
|
Phó Vụ trưởng Vụ 14, VKSND tối cao Phạm Hoàng Diệu Linh giới thiệu những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật TNBTCNN năm 2017 |
Cũng theo lãnh đạo Vụ 14, VKSND tối cao cho biết, theo quy định của Luật TNBTCNN 2017, Bộ luật TTHS 2015, Bộ luật TTDS 2015 và Luật TTHC 2015, trong công tác bồi thường nhà nước, VKSND có các vị trí, vai trò, đó là:
Là cơ quan trực tiếp giải quyết bồi thường trong hoạt động TTHS; tham gia một số hoạt động giải quyết bồi thường của các cơ quan khác trong hoạt động TTHS.
Là cơ quan kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường tại Tòa án; cơ quan kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại Tòa án.
Là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại Tòa án; đồng thời, là cơ quan kiểm sát việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước.
Luật TNBTCNN 2017 gồm 09 chương, 78 điều. So với Luật TNBTCNN 2009, Luật đã sửa đổi 54/67 điều, bỏ 13 điều và quy định mới 24 điều. Thay vì kết cấu chương theo lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (gồm quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án), Luật TNBTCNN 2017 kết cấu chương theo những vấn đề cơ bản của việc giải quyết bồi thường, bảo đảm bố cục rõ ràng, mạch lạc hơn. |