Tham dự Hội nghị có các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao: Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Huy Tiến; các đồng chí lãnh đạo cấp Vụ, lãnh đạo cấp phòng các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương; lãnh đạo Viện và lãnh đạo cấp phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thuộc VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và VKSND cấp huyện…

leftcenterrightdel
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn 
leftcenterrightdel
Các đại biểu dự Hội nghị 

Tại Hội nghị, đồng chí Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình bày tham luận với nội dung: Vi phạm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và những khó khăn, vướng mắc trong việc phát hiện, xử lý vi phạm. Hội nghị cũng đã được nghe đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đề cập đến những kinh nghiệm và bài học rút ra thông qua các vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và kinh nghiệm trong việc xác định thiệt hại hoặc hậu quả xảy ra, công tác giám định, định giá tài sản gắn với việc quán triệt Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu kết luận Hội nghị
leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại Hội nghị 

 

leftcenterrightdel
Đồng chí Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày tham luận 

Cũng tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các đơn vị Vụ 14, Vụ 3 thuộc VKSND tối cao, VKSND TP. Hà Nội, VKSND TP. Hồ Chí Minh trình bày các tham luận về các chủ đề: Giới thiệu một số nội dung của Bộ luật hình sự liên quan đến hoạt động ngân hàng và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng để giải quyết; kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố; kinh nghiệm chỉ đạo, phối hợp với VKSND cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án về tội phạm kinh tế, chức vụ phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng; một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ và những khó khăn, vướng mắc, nhất là các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng.

Các đơn vị trình bày tham luận tại Hội nghị

leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 14 Hoàng Thị Quỳnh Chi trình bày tham luận
leftcenterrightdel
 Phó Vụ trưởng Vụ 3 Đỗ Văn Bổng trình bày tham luận
leftcenterrightdel
 Đồng chí Dương Ngọc Hải, Viện trưởng VKSND TPHCM trình bày tham luận

* Chiều cùng ngày, VKSND tối cao đã tổ chức Tọa đàm “Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự”. Tại buổi Tọa đàm, Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trình bày tham luận về trao đổi kỹ năng tranh tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

leftcenterrightdel
Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam trình bày tham luận 

Theo Luật sư Phan Trung Hoài, để hướng đến phiên tòa dân chủ trong tranh tụng thì các chủ thể buộc tội, gỡ tội vận hành trong thể chế thống nhất, đều hướng đến nhiệm vụ bảo vệ công lý, tiếp cận sự thật khách quan, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên, người bào chữa đều phải thực hiện chức năng tố tụng dựa trên cơ sở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, hiểu biết rõ quyền năng và trách nhiệm, tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của mỗi bên. Luật sư Phan Trung Hoài cũng kiến nghị VKSND tối cao tổ chức bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên về kỹ năng chuyên sâu về tranh tụng cho Kiểm sát viên (kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xây dựng kế hoạch xét hỏi, kỹ năng thẩm vấn, kỹ năng đối đáp và thuật hùng biện trong tranh tụng…). Xây dựng văn hóa, hình ảnh, ứng xử chuẩn mực của Kiểm sát viên và Luật sư trong không gian pháp đình, thể hiện được bản chất dân chủ trong tố tụng hình sự. Đồng thời, mong muốn trên thực tế phán quyết của Tòa án án phải xuất phát từ kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao chủ trì Tọa đàm 

Cũng tại buổi Tọa đàm, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trao đổi, trả lời những câu hỏi của Lãnh đạo VKSND tối cao liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự, góp phần thực hiện nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”...

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng VKSND tối cao nêu rõ, qua 01 ngày tổ chức, Hội nghị đã hoàn thành các nội dung đã đề ra; các đại biểu đã thảo luận với tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc; có nhiều nội dung với những thông tin thiết thực, bổ ích để đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên toàn Ngành nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn.

Để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án về tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ trong thời gian tới, đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Bùi Mạnh Cường đề nghị đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên toàn Ngành cần tiếp thu, nghiên cứu các nội dung được truyền đạt tại Hội nghị để vận dụng vào thực tiễn công tác. Bên cạnh đó, toàn Ngành cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các đạo luật về tư pháp như Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự… đặc biệt là những quy định mới liên quan đến vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát. Mặt khác, để chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm cần nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, nắm chắc và bám sát tiến độ điều tra; quán triệt Thông tư liên tịch về giám định tư pháp; đồng thời thường xuyên tổng kết kinh nghiệm qua các vụ án cụ thể, xây dựng các chuyên đề, tổ chức hội thảo… nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có các vụ án về tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ.  

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Bùi Mạnh Cường cho biết thêm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, trong đó có nhiều nội dung được bổ sung, đặc biệt là nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Chính vì thế, việc tổ chức Tọa đàm nhằm mục đích quán triệt, trao đổi, thảo luận các nội dung, yêu cầu mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hoạt động tranh tụng với việc thực hiện nguyên tắc này; từ đó góp phần nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm tranh tụng cho Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự.

Văn Tình