Theo đó, đã sửa đổi, bổ sung điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 5. Cụ thể, các trường hợp tinh giản biên chế được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, gồm: Công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật, thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp đã được quy định.
Các trường hợp gồm, chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
|
|
Thi tuyển công chức ngành Kiểm sát. Ảnh minh họa |
Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 1 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế những cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 1 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Sửa đổi, bổ sung Điều 7 về chính sách về hưu trước tuổi. Theo đó, chính sách về hưu trước tuổi được thực hiện theo Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Cụ thể: Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 5 Hướng dẫn này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính Phủ), có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
|
|
Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao và các đại biểu chụp ảnh cùng đồng chí Lê Thành Dương nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí. |
Ngoài ra còn được hưởng các chế độ sau: Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ Luật lao động.
Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như sau: Số tháng lẻ từ đủ 1 tháng đến đủ 6 tháng được trợ cấp 1 tháng tiền lương; số tháng lẻ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 2 tháng tiền lương.
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Kể từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 5 Hướng dẫn này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 135/2010/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính Phủ), có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 5 Hướng dẫn này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính Phủ), có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
Ngoài ra còn được hưởng các chế độ, gồm: Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ Luật lao động.
Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như sau: Số tháng lẻ từ đủ 1 tháng đến đủ 6 tháng được trợ cấp 1 tháng tiền lương; số tháng lẻ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 2 tháng tiền lương.
Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Kể từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 5 Hướng dẫn này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính Phủ) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 về chính sách thôi việc. Chính sách thôi việc được thực hiện theo Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Điều 7, Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Cụ thể, đối với sách thôi việc ngay: Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 5 Hướng dẫn này có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 3 Điều 7 Hướng dẫn này hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 7 Hướng dẫn này nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 11 như sau: Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 1 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 1 tháng 1 của năm sinh của đối tượng.
Sửa đổi, bổ sung Điều 19 về hiệu lực thi hành. Cụ thể, Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2030. Các chế độ quy định tại điểm 1, 2, 3 này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021.
Hướng dẫn của VKSND tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các quy định tại Hướng dẫn này thực hiện việc tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị. |