leftcenterrightdel
 Người dân nhận hỗ trợ từ cấp Chính quyền. (Ảnh:TH)

Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch UBMTTQVN TP Hồ Chí Minh cho biết, việc thành lập Trung tâm an sinh nhằm tập trung chia sẻ, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo quan điểm: “Không để người lao động mất việc làm, lâm vào khó khăn cùng cực, trường hợp đặc biệt khó khăn như những người bán vé số, xe ôm, buôn gánh, bán bưng, kiếm sống hàng ngày trên đường phố, những người yếu thế trong xã hội”. Từ khi dịch bệnh xuất hiện, lãnh đạo Thành phố luôn xác định, việc ổn định đời sống của người dân, duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu quan trong nhất để cùng nhau vượt qua khó khăn trong lúc này là điều rất quan trọng.

Tối 15/8, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã ký ban công văn khẩn về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19. 

Theo đó, UBND TP HCM chỉ đạo tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 với nguyên tắc 'ai ở đâu thì ở đó'. Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các chỉ đạo; Chỉ thị số 12 của Thành ủy, Kế hoạch số 2715 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố. Tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân. Từ 6h đến 18h hàng ngày, kiểm soát việc di chuyển trên địa bàn thành phố của các nhóm đối tượng được phép hoạt động.

Theo đó, Trung tâm an sinh TP Hồ Chí Minh có 19 thành viên, với 3 nhiệm vụ chính như: tiếp nhận và quản lý các nguồn tài trợ hàng hóa của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và lực lượng tham gia phòng chống dịch; phối hợp rà soát nhu cầu, tổ chức phân phối nguồn hàng tài trợ đến những người dân nghèo, cận nghèo, những người dân gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19 phải tạm thời nghỉ việc, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, các bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19 và bệnh viện hồi sức; kiểm tra, giám sát việc điều phối, phân phối nguồn hàng tài trợ đến các đối tượng theo nguyên tắc “đúng đối tượng, đúng nhu cầu”.

Theo UBMTTQVN TP Hồ Chí Minh, vừa qua, hệ thống Mặt trận, đoàn thể các cấp đã triển khai nhiều giải pháp, góp phần tích cực cho công tác phòng chống dịch của Thành phố: tổ chức vận động tiếp nhận kinh phí, hàng hóa, trang thiết bị y tế, vật phẩm y tế, lương thực, thực phẩm … của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài nước, người Việt Nam ở nước ngoài và các tỉnh thành. Tính đến nay, thành phố đã tiếp nhận kinh phí phòng chống COVID-19 hơn 3.120 tỉ đồng và đã phân phối tiền, hàng trị giá gần 3.000 tỉ đồng đến nhân dân Thành phố và các lực lượng tuyến đầu.

Mặt khác, từ khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội, thành phố đã huy động nhiều lực lượng chung tay chăm lo cho người dân với các mô hình hay như: vận động chủ nhà trọ giảm giá hoặc miễn phí phòng trọ cho công nhân, người nghèo, hộ cận nghèo…; mô hình “Gian hàng 0 đồng”, “Bếp ăn yêu thương”, “Siêu thị nghĩa tình”; “Siêu thị 0 đ”, “Tổ tình nguyện đi chợ giúp dân”, “Quà đến tận nhà”, “Shipper tình nguyện”, ATM gạo, ATM thực phẩm, ATM khẩu trang và mới đây là mô hình ATM oxy đã được hình thành.

 TP Hồ Chí Minh: 85.608 người đã được tiêm vắc xin Vero Cell, tất cả đều an toàn

Ngày 15/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong ngày 14/8 đã có 85.608 người dân thành phố được tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Tất cả các điểm tiêm đều ổn định và an toàn.

Cũng theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, có hai địa phương chưa tổ chức tiêm ngày 14/8 là Quận 3 và Quận 12. Hai quận này tạm dừng tiêm chủng là để tổ chức truyền thông vắc xin Vero Cell tới người dân. Ngày 15/8, Quận 3 và Quận 12 sẽ triển khai tiêm bình thường.

leftcenterrightdel
 Người dân đi tiêm vắc xin.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện có 2 địa phương đã hoàn thành công tác tiêm chủng mũi 1 cho người trên 18 tuổi là quận Phú Nhuận và huyện  Cần Giờ. Cụ thể, quận Phú Nhuận có số bao phủ vắc xin so với tổng số dân là 152.387/163.961 người, đạt tỉ lệ 92,94% dân số; Trong đó, số liệu thống kê dân cư từ 18 tuổi trở lên, đến ngày 13/8 quận đã tiêm đạt 118.215/121.324 người, đạt tỉ lệ 97,4%. Trong khi đó, huyện Cần Giờ đã tiêm vắc xin cho 54.130 người dân, đạt tỉ lệ 97,3% (dân số trên địa bàn huyện là hơn 71.000, trong đó người trên 18 tuổi là hơn 59.000 người).

Từ ngày 13/8, TP Hồ Chí Minh chính thức sử dụng 1 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm sản xuất vào chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người dân. Đây là lô vắc xin nhập khẩu đầu tiên thuộc hợp đồng đặt mua 5 triệu liều do Công ty Dược Sài Gòn đàm phán với đối tác Sinopharm để mua và nhập khẩu, dưới sự ủy quyền của UBND TP Hồ Chí Minh.

Vắc xin Vero Cell đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, hiện đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào tiêm chủng. Tại Việt Nam, lô vắc xin nhập về đã được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế (trực thuộc Bộ Y tế) kiểm định chất lượng và xác nhận đủ điều kiện để đưa ra sử dụng.

Thúy Hà