Tính từ 16h ngày 23/11 đến 16h ngày 24/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.811 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.789 ca ghi nhận trong nước (tăng 663 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 6.578 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.666), Cần Thơ (766), Tây Ninh (754), Bình Dương (696), Đồng Tháp (625), Bà Rịa - Vũng Tàu (586), Đồng Nai (580), Vĩnh Long (482), Bình Thuận (470), Sóc Trăng (425), Bạc Liêu (418), Kiên Giang (369), Bến Tre (300), Trà Vinh (299), Hà Nội (274), Bắc Ninh (241), Cà Mau (224), Hậu Giang (198), Khánh Hòa (183), An Giang (181), Đắk Lắk (152), Bình Phước (145), Hà Giang (144), Vĩnh Phúc (133), Bình Định (133), Nghệ An (132), Thanh Hóa (98), Quảng Nam (97), Đắk Nông (94), Long An (90), Thừa Thiên Huế (82), Hòa Bình (63), Đà Nẵng (60), Tiền Giang (60), Nam Định (56), Quảng Ngãi (50), Ninh Thuận (47), Thái Bình (45), Hải Phòng (36), Quảng Trị (35), Phú Yên (33), Tuyên Quang (29), Gia Lai (29), Phú Thọ (26), Hải Dương (24), Lâm Đồng (24), Hà Nam (24), Quảng Ninh (22), Hà Tĩnh (22), Bắc Giang (20), Cao Bằng (11), Thái Nguyên (8 ), Hưng Yên (8 ), Điện Biên (7), Kon Tum (5), Ninh Bình (5), Lai Châu (1), Lào Cai (1), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-364), An Giang (-139), Bà Rịa - Vũng Tàu (-123).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+462), Cần Thơ (+412), Tây Ninh (+154).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 10.349 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.155.778 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.728 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.150.625 ca, trong đó có 934.444 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (460.789), Bình Dương (278.102), Đồng Nai (83.965), Long An (37.644), Tiền Giang (24.116).
Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.951 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 937.261 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.533 ca, trong đó:
Thở ô xy qua mặt nạ: 3.805 ca. Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.045 ca. Thở máy không xâm lấn: 162 ca. Thở máy xâm lấn: 511 ca. ECMO: 10 ca
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 23/11 đến 17h30 ngày 24/11 ghi nhận 125 ca tử vong, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh (62), Bình Dương (15), Đồng Nai (11), Kiên Giang (5), Cà Mau (5), Sóc Trăng (4), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3), Bình Thuận (2), Long An (2), Bạc Liêu (2), Trà Vinh (2), Hà Giang (1), Khánh Hoà (1), Đắk Lắk (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1), Hậu Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 129 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.243 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 103.076 xét nghiệm cho 316.973 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.251.095 mẫu cho 66.686.993 lượt người.
Trong ngày 23/11 có 2.030.162 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 112.944.634 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 67.824.005 liều, tiêm mũi 2 là 45.120.629 liều.
Hoạt động y tế trong ngày:
Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị liên quan phòng chống dịch COVID-19 phục vụ Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021.
Để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân năm 2021-2022, không để dịch chồng dịch. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021 - 2022, chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.
TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Các quận, huyện chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
TP Hà Nội: Ngày 24/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Mê Linh tổ chức diễn tập vận hành trạm y tế lưu động xã Đại Thịnh về tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19.
Các địa phương khác: Từ ngày 23/11, các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn La... bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.