Nạo phá thai chỉ là một thủ thuật đơn giản của sản khoa, nhưng những hệ lụy của nó đối với xã hội nói chung và sức khỏe cũng như hạnh phúc của người nạo phá thai nói riêng lại rất lớn. Vậy mà rất nhiều chị em coi nạo phá thai nhẹ nhàng như đi... đốt một nốt ruồi.
 


Còn V. thì lại khác. Cả cô và người yêu đều mới đi làm. Công việc bận rộn, kinh tế chưa ổn định, dù đã sống chung với nhau 3 năm, nhưng cả hai vẫn chưa thể làm đám cưới. Trong 3 năm đó, V. đã bỏ thai 3 lần. Cô hồn nhiên: “May quá, em còn trẻ, sức khỏe lại tốt, nên sau khi bỏ thai, chỉ cần nghỉ ngơi 2 tiếng em lại làm việc như bình thường”.

Đây chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp coi chuyện nạo phá thai thật đơn giản. Họ không hiểu rằng, nạo phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở thai phụ. Ngoài ra, các thủ thuật này dễ dẫn đến thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo... Các tai biến xuất hiện muộn hơn là sót nhau, nhiễm khuẩn gây viêm dính buồng tử cung dẫn đến vô sinh, chấn thương tâm lý...

Phương pháp nạo phá thai đến nay đã có những cải tiến lớn, tuy vậy vẫn không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút để hút phôi thai; cuối cùng còn phải dùng muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung nếu thai to. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, tất nhiên có khả năng làm xước tử cung, thậm chí có thể làm thủng tử cung.

Tóm lại, dù có áp dụng rộng rãi và có hiệu quả các biện pháp tránh thai khiến cho tỷ lệ phá thai giảm đáng kể, nhưng cũng không thể đạt tỷ lệ phá thai bằng 0%, vì thế, dịch vụ phá thai vẫn tồn tại. Điều quan trọng ở đây là nếu chẳng may vỡ kế hoạch mà phải bỏ thai, chị em cần tới các cơ sở y tế được phép làm thủ thuật này. Vì sức khỏe và tính mạng, cần nói không với phá thai không an toàn.
 

Theo Sức khỏe & Đời sống

.