Tính đến 6h ngày 2/10, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca. Tính từ 18h ngày 01/10 đến 6h ngày 02/10: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 15.013, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 271; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.967; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.775.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca âm tính với SARS-CoV-2: Lần 1: 1; Lần 2: 2; Lần 3: 5
Số ca tử vong: 35 ca. Số ca điều trị khỏi: 1.018 ca.
leftcenterrightdel
 

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, số ca mắc và tử vong tăng cao. Nhiều quốc gia như Ấn Độ, số ca mắc mỗi ngày có thể lên đến vài chục ngàn ca. “Dịch COVID-19 chưa thấy điểm dừng, chưa đạt đỉnh. Một tháng qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng. Tuy nhiên chúng ta vẫn đang có các ca dương tính với SARS-CoV-2 là người về Việt Nam. Nếu không tổ chức quyết liệt các biện pháp cách ly, theo dõi thì chúng ta sẽ thất bại trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19 mà chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Vì thế, theo Thứ trưởng Bộ Y tế vấn đề an toàn bệnh viện hết sức quan trọng. Nếu để dịch COIVD-19 xảy ra tại bệnh viện sẽ khiến bệnh viện tê liệt hoàn toàn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh như bài học tại Đà Nẵng vừa qua. Đối tượng tổn thương là những người yếu thế, bệnh nặng, bệnh nền, tuổi cao đang nằm viện, tỷ lệ tử vong tăng lên sẽ rất nhanh. Vì thế, trách nhiệm của lãnh đạo các bệnh viện từ trung ương đến địa phương là rà soát lại tất cả cac quy trình từ lúc tiếp nhận, phát hiện, cách ly những trường hợp nghi ngờ, thường xuyên xét nghiệm các ca nghi ngờ, xét nghiệm cho nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với đối tượng nghi ngờ...

Hoài Thu