Theo số liệu tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên: Giai đoạn 2012-2022, tỉnh Thái Nguyên có hơn 11.700 lượt người đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2023 Thái Nguyên có 2.749 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Cũng theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, số lao động ở nước ngoài đến từ Thái Nguyên phân bố khác nhau ở các thị trường, trong đó tập trung ở các nước như: Đài Loan; Nhật Bản, Hàn Quốc…
Ở nước ngoài, người lao động Thái Nguyên làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau, từ lao động giản đơn đến những ngành nghề đòi hỏi có trình độ tay nghề đạt kỹ thuật cao.
Vốn cần cù, chịu khó, người lao động Thái Nguyên được các thị trường tiếp nhận đánh giá là đội ngũ thợ có kỹ năng khéo léo, ham học hỏi, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh công việc đảm nhận và làm việc đạt năng suất, chất lượng.
Nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người lao động, hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên đã chủ động ban hành các kế hoạch triển khai chính sách pháp luật về việc người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn.
Với các doanh nghiệp vào địa bàn tỉnh để tuyển chọn lao động, dù đã có đủ điều kiện, song cơ quan chức năng của tỉnh vẫn nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra, quản lý, kiên quyết không để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của tỉnh và gây thiệt hại cho người lao động.
Trao đổi với báo chí đồng chi: Phạm Hoàng Hải, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: Đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Qua đó giúp tạo ra một thế hệ người lao động có tác phong công nghiệp, sẵn sàng quay trở lại với thị trường trong nước sau khi đã hết hạn hợp đồng lao động ở nước ngoài.
|
|
Đồng chí: Phạm Hoàng Hải, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên trao đổi với phóng viên. (Ảnh: Trọng Tài) |
Cũng theo đồng chí: Phạm Hoàng Hải, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên đánh giá: Những năm gần đây, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ tăng về số lượng, mà các cơ quan, đơn vị chuyên môn liên quan đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thông qua hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Bình quân hằng năm có hàng chục nghìn người được tham gia các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng nghề, định hướng học nghề… Chính vì vậy, tỷ lệ người lao động qua đào tạo hằng năm đều tăng. Đến tháng 6 năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 36,5%. Năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) triển khai các văn bản về tuyển chọn thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản; tổ chức tiếp nhận đăng ký dự thi tiếng Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong ngành sản xuất chế tạo, nông nghiệp, xây dựng, đóng tàu trên địa bàn tỉnh. Kết quả, có hơn 400 lượt người lao động đăng ký và được tư vấn đi làm việc ở nước ngoài. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên cũng đã chủ trì, phối hợp với xã Bá Xuyên thành phố Sông Công, xã Tân Thành huyện Phú Bình, thị trấn Hùng Sơn huyện Đại Từ, xã Lam Vỹ huyện Định Hóa, xã Phương Giao huyện Võ Nhai tổ chức tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn; tư vấn một số chương trình đi làm việc ở nước ngoài cho hơn 400 người lao động tại các địa phương.
Đối với lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền học nghề, học ngoại ngữ, tiền ăn trong thời gian thực tế học, chi phí đi lại.
|
|
Các đại biểu Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham dự ngày hội việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên. (Ảnh: Trọng Tài) |
Các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ, tạo điều kiện theo quy định của Nhà nước. Hầu hết doanh nghiệp tham gia hoạt động ở lĩnh vực này cũng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để tư vấn, thông báo tuyển chọn, cung cấp thông tin chính xác với người lao động về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động.
Nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cơ bản, từ trước khi làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài làm việc, các doanh nghiệp đã tổ chức cho người lao động tham gia khóa học giáo dục định hướng, cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. Qua đó giúp người lao động có được những kiến thức cơ bản về truyền thống, bản sắc văn hóa, pháp luật nước tiếp nhận lao động để không bị bỡ ngỡ, nhanh chóng bắt nhịp với yêu cầu công việc của nơi tiếp nhận lao động.
|
|
Cán bộ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn tuyên truyền người lao động đi làm việc ở nước ngoài. (Ảnh: Trọng Tài) |
Trao đổi với em Triệu Thị Duyên, sinh năm 2001, ở xã Đồng Thịnh huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, hiện đang làm việc lao động tại Nhật Bản, công việc chính là điện máy điện tử, đóng gói các linh kiện để xuất khẩu sang thị trường châu âu. Em Duyên cho biết: Em đi làm việc lao động ở Nhật Bản được bốn năm nay, công việc chính của em chủ yếu đóng gió linh kiện điện tử để xuất khẩu, một ngày em làm việc tám tiếng, lương bình quân của em công ty trả quy ra tiền Việt Nam là khoảng 30 triệu đồng trên tháng. Nếu em làm tăng thêm giờ thì lương của em sẽ đạt 40 triệu đồng trên tháng. Nhìn chung, công việc của em làm việc tại Nhật Bản cũng không vất vả lắm, có thu nhập để nâng cao đời sống bản thân và gia đình, em còn trẻ nên công việc và tiền lương do công ty chi trả thì cũng phù hợp với sức lao động của em. Điều mà em thấy tâm huyết khi làm việc ở Nhật Bản là: Môi trường làm việc đúng giờ giấc, trả lương đúng thời hạn, không có sự ép buộc công nhân làm việc quá sức, tính kỉ luật rất chặt chẽ…
|
|
Toàn cảnh xưởng may mặc. (Ảnh Thanh Dung cung cấp) |
Cũng là lao động tại Hàn Quốc, em Mãn Thị Minh Lý, sinh năm 2000, ở xã Đắc Sơn thành phố Phổ Yên cho biết: Em sang Hàn Quốc được 3 năm nay, công việc của em làm việc tại một công ty may mặc, hàng may chủ yếu là xuất khẩu sang các nước, lương tháng bình quân của em được khoảng 1,200 USD trên tháng, mỗi tháng em gửi về cho gia đình nhà em được 25 triệu đồng để bố mẹ em trang chải cho gia đình. Em thấy môi trường làm việc ở Hàn Quốc có nhiều điều mà bản thân em đã học hỏi được đó là: Tư duy làm việc, cách sống, môi trường của họ rất nghiêm túc, sạch sẽ, đối nhân xử thế với người lao động rất tốt, không có sự phân biệt, họ rất quan tâm đến người lao động, họ có tính kỉ luật cao. Năm 2022, nhà em xây nhà để ở cũng phải vai mượn tương đối nhiều, tuy nhiên sau 3 năm làm việc tại Hàn Quốc với đồng tiền lương mà em có được thì gia đình em gần đã trả nợ như xong…
Có thể nói, thị trường người đi làm việc lao động ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và một số tỉnh lân cận nói chung, trong nhiều năm gần đây đã có nhiều tín hiệu tốt đẹp, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu nhập cao, nâng cao đời sống.