leftcenterrightdel
Nghi thức tế lễ tại đền Lăng Sương. Ảnh: internet

Theo đó, Việt Nam có thêm 08 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: 

1. Kỹ thuật làm giấy bản của người Dao đỏ (thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

2. Hát Đúm Thủy Nguyên (xã Phục Lễ, xã Phả Lễ, xã Lập Lễ, xã Tam Hưng, xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).

3. Lễ hội Đền Quả Sơn (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).

4. Lễ hội Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ).

5. Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê (huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

6. Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen (thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

7. Nghệ thuật múa rối nước ở Nguyên Xá và Đông Các (xã Nguyên Xá, xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

8. Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 05 loại hình: Tri thức dân gian, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng và Nghề thủ công truyền thống.

Trong quyết định cũng nêu rõ: Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Theo thống kê của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tính đến thời điểm này, có 257 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

PV