Chiều ngày 3/12, Bộ GD-ĐT đã tổ chức cuộc họp về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Theo đó, kỳ tuyển sinh năm tới sẽ có nhiều điểm mới phù hợp với Luật Giáo dục Đại học.
 


Vẫn đề xuất thi "3 chung" nhưng xét riêng...

Trước đó, như Dân trí đã đưa, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo, trong tuyển sinh 2014, vẫn thực hiện theo phương thức thi "3 chung" nhưng sẽ thí điểm tổ chức tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực ở chương trình tài năng và chương trình tiên tiến. Cụ thể, thí sinh sẽ làm bài thi đánh giá năng lực tổng hợp với 10 năng lực cốt lõi như ngôn ngữ, khoa học tự nghiên, xã hội… thời gian làm bài khoảng từ 4 - 4,5 giờ. Đến năm 2015, ĐHQGHN sẽ triển khai đại trà phương thức thi này. Khi đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi đại học sẽ được tham gia bài thi đánh năng lực thường xuyên tại trường. Mỗi năm trường tổ chức 2 lần nhập học.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng đã đưa ra phương án thi tuyển sinh. Cụ thể, tiếp tục thi theo “ba chung” chung đề thi, chung đợt thi, chung kết quả thi. Đề thi vẫn do Bộ GD-ĐT chủ trì khâu ra đề thi đảm bảo nằm trong chương trình, an toàn bí mật đề thi, đáp án chính xác thống nhất. Bộ cùng các Sở GD-ĐT địa phương, có huy động cán bộ giáo viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn tham gia tổ chức kỳ thi cùng đợt trên phạm vi cả nước.

Trên cơ sở kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các hệ đào tạo, các ngành nghề đào tạo phù hợp. Các môn thi là: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ. Từng bước chuyển từ phối hợp đề thi trắc nghiệm khách quan với đề thi tự luận, tiến đến hầu hết các bài thi bằng đề trắc nghiệm khách quan với mỗi thí sinh một đề để giảm tiêu cực trong tổ chức thi và chấm thi. Tổ chức thi vào giữa tháng 7 hàng năm, thời gian 4 ngày thi 8 buổi (mỗi bài thi một buổi). Chấm bài trắc nghiệm khách quan bằng máy.

Điểm tốt nghiệp cho các thí sinh, sau khi đã cộng điểm theo vùng miền và diện ưu tiên chính sách, từ 200 điểm trở lên. Với phổ điểm rộng này đảm bảo có sự bù trừ về năng khiếu, lực học của học sinh, thể hiện trong làm bài thi có môn khá bù cho các môn yếu, dẫn đến tổng điểm 8 môn đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, hầu hết các học sinh học lực trung bình, học sinh chăm chỉ đủ điều kiện thi sẽ đạt yêu cầu từ tổng điểm tốt nghiệp trở lên.

Các cơ sở đào tạo căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, yêu cầu trình độ và loại học vấn chung của cơ sở hay từng ngành đào tạo của cơ sở, phổ kết quả điểm thi của thí sinh cả nước và vùng địa phương để thiết kế tổ hợp các môn văn hóa và tổng điểm thi các môn đó cho từng ngành đào tạo của trường; có thể lấy hệ số hai (2) cho môn văn hóa mà ngành nghề đào tạo cho là quan trọng. Đồng thời phải tính cộng điểm ưu tiên theo vùng miền, theo đối tượng ưu tiên chính sách của Nhà nước (thực hiện theo qui định chung của Bộ GD-ĐT)...

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với các trường tuyển sinh riêng, không theo kiểu thi truyền thống sẽ phải giải trình đầy đủ về lực lượng tham gia coi thi, chấm thi.
 

Theo Dân trí

.