Trong văn bản gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & PTNT) mới đây về rà soát đề xuất các danh mục hỗ trợ khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ biển nguy hiểm và bồi lấp cửa sông nghiêm trọng, tỉnh Bình Thuận đã đề xuất 04 dự án, tổng mức đầu tư 780 tỷ đồng.

Các dự án bao gồm: Kè bảo vệ dân cư phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng; Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 12, 13, 14 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong kết hợp nạo vét cửa Liên Hương, tổng mức đầu tư là 126 tỷ đồng; Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 5, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, tổng mức đầu tư là 84 tỷ đồng.

Riêng dự án Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 2 và 3 phường Hàm Tiến, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 116 tỷ đồng lên 372, do vị trí sạt lở bị mở rộng từ 1.300 m lên 4.500 m trong cơn bão số 9, tháng 11/2018.

leftcenterrightdel
Sạt lở bờ biển đang gia tăng tại Bình Thuận và các tỉnh Nam Trung bộ. 

Cũng trong văn bản gửi Tổng cục Phòng chống thiên tai, tỉnh Bình Thuận cho biết, từ ngày 23 - 26/11/2018, ảnh hưởng của cơn bão số 9, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xuất hiện thêm nhiều khu vực bị sạt lở bờ biển rất nghiêm trọng.

Trong đó, tại bờ biển khu phố 1 phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết bị sạt lở với chiều dài 3.200 m, cuốn trôi nhiều phương tiện đánh bắt của ngư dân, biển ăn sâu vào đất liền 25 – 30 m, hàng loạt cơ sở du lịch dịch vụ từ khách sạn Kim Ngân đến resort Làng Tre bị ảnh hưởng, sập cục bộ.

leftcenterrightdel
Sạt lở bờ biển tại khu phố 5, phường Đức Long, TP. Phan Thiết. Ảnh: ĐC. 

Sạt lở bờ biển xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong làm sập đổ trên 20 cơ sở kinh doanh và nhà dân xen kẽ.

Sạt lở cũng uy hiếp tuyến đường giao thông ĐT 716 chạy qua địa bàn xã Bình Thạnh.

Tại bờ biển khu phố B, phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết, sạt lở bờ biển đã làm sập 41 căn nhà, trên 100 hộ phải di dời.

Văn Nguyễn