Ứng dụng nghiên cứu khoa học, công nghệ vào phục vụ công tác phòng, chống dịch

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVI-19 và từ nhu cầu thực tế, các giảng viên và sinh viên Khoa Lý và Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nghiên cứu và sản xuất thành công máy rửa tay sát khuẩn tự động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo đại diện Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho hay máy được thiết kế từ các dụng cụ và linh kiện đơn giản, kết cấu gọn nhẹ (cao 50cm, dài 45cm, rộng 30 cm).

Bên cạnh đó, dung tích bình chứa của máy rửa tay sát khuẩn lên tới 10 lít dung dịch, có thể đáp ứng khoảng 2.000 lượt rửa tay sát khuẩn mỗi bình.

Máy phù hợp cho việc di chuyển và đặt ở những điểm phòng, chống dịch, nhất là những nơi có đông người ra vào như bệnh viện, chợ, trường học...

Máy được gắn hệ thống cảm biến, khi người dùng đưa lòng bàn tay vào phía dưới phần cảm biến (tương tự như máy sấy khô tay tại các nơi công cộng), hệ thống cảm biến sẽ tự động kích hoạt và phun ra một lượng dung dịch rửa tay vừa đủ cho một người dùng. 

leftcenterrightdel
 Bên cạnh đó, dung tích bình chứa của máy rửa tay sát khuẩn lên tới 10 lít dung dịch, có thể đáp ứng khoảng 2.000 lượt rửa tay sát khuẩn mỗi bình.

Việc này giúp hạn chế việc phải đụng chạm vào thân hoặc vòi xịch khi sử dụng các loại chai rửa tay thông thường, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp qua tay.

Sau khi đưa vào thử nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng đã nhận được sự phản hồi tích cực. Ngày 30/3, Sở Công thương TP Đà Nẵng đã tiếp nhận và lắp đặt 4 máy rửa tay sát khuẩn tự do trường Đại học Sư phạm trao tặng tại 4 chợ lớn trên địa bàn TP Đà Nẵng để phòng chống COVID-19.

Ngoài ra, Đại học Sư phạm cũng trao tặng và lắp đặt 2 máy rửa tay sát khuẩn tự động tại Chợ Mới (quận Hải Châu) và chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu).

leftcenterrightdel
 ở Công Thương Đà Nẵng tiếp nhận 4 máy rửa tay sát khuẩn tự động từ Trường ĐH Sư phạm để đặt tại 4 chợ lớn trên địa bàn TP.

Theo ông đàm Văn Tẩu - Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng (trực thuộc Sở Công thương), máy rửa sát khuẩn tự động sẽ đặt tại cổng chính vào các chợ để phục vụ người dân và tiểu thương.  Điều này là rất hữu ích đối với những điểm công cộng, đặc biệt là tại các chợ truyền thống khi lượng người ra vào chợ đông.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu thành công và bàn giao robot BK-AntiCovid  phục vụ tại khu cách ly cho Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.  

leftcenterrightdel
Robot BK-AntiCovid  có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn, đồ dùng, thuốc men thay nhân viên y tế trong các khu vực cách ly. 

Robot có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn, đồ dùng, thuốc men thay nhân viên y tế trong các khu vực cách ly. BK-AntiCovid có tốc độ di chuyển chậm, điều khiển bằng chế độ cầm tay. Đặc biệt, robot BK-AntiCovid được gắn camera và loa để bác sĩ có thể quan sát tình hình trong phòng bệnh cũng như dễ dàng giao tiếp với bệnh nhân.

Tự làm mũ bảo hộ chi phí chỉ 5.000 đồng

Không chỉ ứng dụng nghiên cứu khoa học, công nghệ vào phục vụ công tác phòng dịch mà nhiều người Đà Nẵng còn tự tay chế những sản phẩm đảm bảo tránh lây lan dịch bệnh tại cộng đồng.

Mỗi ngày các bác sĩ phải thăm khám rất nhiều người bệnh, nguy cơ lây nhiễm có thể đến từ những giọt bắn khi tiếp xúc gần. Do đó, những ngày qua, tranh thủ sau giờ tan ca các y, bác sĩ Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng,... đã tự tay làm 200 chiếc chiếc mũ bảo hộ y tế để tự bảo vệ mình khi làm công tác phòng dịch COVID-19.

leftcenterrightdel
 Cán bộ y tế Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng tổ chức làm mũ bảo hộ phòng COVID-19.

Để hoàn thành mỗi chiếc mũ bảo hộ, vật liệu là miếng mi-ca vốn thường dùng để đóng bìa bọc tài liệu, một miếng xốp nhựa có bề ngang khoảng 3-4cm và một miếng xốp PE có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà sách, cửa hiệu văn phòng phẩm.

Việc làm mũ cũng rất nhẹ nhàng. Chỉ cần tiên dùng đinh bấm cố định tấm mi-ca với miếng xốp nhựa rồi điều chỉnh đeo sao cho vừa vòng đầu.

leftcenterrightdel
 Bệnh viện Gia Đình cũng vừa triển khai làm 100 chiếc sử dụng thí điểm.

Chi phí bỏ ra để làm mỗi chiếc mũ rất rẻ, chỉ trong khoảng 5.000 đồng/chiếc. Trong khi miếng mi-ca có tác dụng ngăn giọt bắn từ nước bọt, dịch tiết hô hấp khi ho, hắt hơi,… và có thể dễ dàng sát khuẩn, lau rửa sau khi sử dụng. Thiết kế này giúp việc đội mũ thoải mái, so với khẩu trang, loại mũ này, có diện tích che chắn trên mặt rộng hơn. Tấm kính trong từ mi-ca không quá áp sát vào mặt cũng như hạn chế làm mờ kính từ hơi ẩm do việc thở của người đeo.

Bác sĩ Nguyễn Phước Dũng, Bí thư Chi đoàn Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng cho biết, hiện tại, có nhiều cơ sở y tế khác cũng đang tìm hiểu cách làm mũ và triển khai tại đơn vị, Bệnh viện Gia Đình cũng vừa triển khai làm 100 chiếc sử dụng thí điểm. Cán bộ y tế được khuyến cáo đeo khẩu trang y tế bên trong và sử dụng thêm mũ bảo hộ này bên ngoài để bảo đảm an toàn trong điều kiện tiếp xúc với nhiều người bệnh mỗi ngày.

 

Lê Tâm