Đồng loạt cấm biển!

Các tỉnh Nam Trung bộ là nơi có số lượng tàu thuyền thủy sản vào loại lớn nhất cả nước. Đây cũng là thủ phủ nuôi trồng thủy sản (NTTS) với hàng trăm ngàn lồng nuôi, trong đó tôm hùm là đặc sản.

Tại tỉnh Phú Yên hiện có khoảng 99.000 lồng NTTS, tập trung chủ yếu ở Sông Cầu, Đông Hòa và Tuy An. Trong khi tỉnh Khánh Hòa cũng có số lượng lồng bè NTTS tương đương với khoảng 2.378 bè/92.000 lồng.

leftcenterrightdel
Tàu thuyền neo đậu tránh trú bão tại cửa sông Quán Trường, Nha Trang. 

Tại công điện số 13/CĐ-UBND, ngày 8/11, tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & TKCN về các địa phương phụ trách trước 12h ngày 9/11, để phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công tác ứng phó cơn bão số 12.

Cùng với việc kêu gọi tàu, thuyền (kể cả các tàu du lịch) còn hoạt động trên biển khẩn trương trở vào bờ hoặc tìm chỗ tránh, trú bão an toàn, tỉnh Khánh Hòa yêu cầu ngư dân, các hộ nuôi trồng thủy sản trên các lồng bè, các tàu du lịch, các phương tiện đi lại trên biển biết thời gian phải ngưng các hoạt động đánh bắt, vận chuyển, lưu thông trên biển kể từ 18h ngày 9/11.

leftcenterrightdel
Cơn bão số 12 năm 2017 gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi trồng thủy sản Nam Trung bộ. 

Tại công điện số 4047/CĐ-UBND, ngày 9/11, tỉnh Ninh Thuận nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 12h ngày 9/11 cho đến khi hết bão. Công điện cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp& PTNT, UBND các huyện, thị và cơ quan liên quan thông báo, kêu gọi tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn tại các khu tránh trú bão; mặt khác, không để người dân ở lại trên lồng bè NTTS từ 18h ngày 9/11.

leftcenterrightdel
Một điểm dân cư dưới chân núi Cô tiên, Nha Trang.
leftcenterrightdel
Dự án dở dang, hàng ngàn khối đất đá treo trên đầu khu dân cư. 

Tại tỉnh Phú Yên, lênh cấm biển có hiệu lực sớm hơn. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị ven biển, gồm Tuy An, Đông Hòa, Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa thông báo cấm các tàu thuyền ra khơi và các hoạt động đánh bắt thủy, hải sản ven bờ và trên biển, thời gian bắt đầu cấm biển từ 10h ngày 9/11.

Nguy cơ sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cùng với gió mạnh và sóng lớn trên biển, ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên từ chiều 9/11 đến ngày 12/11, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bắc Khánh Hòa có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 400mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn cấp 1.

leftcenterrightdel
Lở núi kinh hoàng tại xã Phước Đồng, Nha Trang rạng sáng ngày 20/12/2016 vùi lấp cả khu dân cư, 4 người thiệt mạng. 
leftcenterrightdel
Hiện thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) có hàng chục điểm dân cư sinh sống trong khu vực có nguy cơ xảy ra lở núi. 

Kinh nghiện thực tế những năm qua tại Khánh Hòa cho thấy, lũ kèm sạt lở núi thường xảy ra mỗi khi mưa lớn. Theo thống kê, Khánh Hòa hiện có trên 170 vị trí có nguy cơ sạt lở.

Thành phố Nha Trang là nơi có nguy cơ sạt lở núi cao nhất với hàng chục điểm thuộc địa bàn 10 xã, phường.

leftcenterrightdel
Không chỉ các khu dân cư tự phát, một số khu đô thị mới tại Nha Trang nằm ngay dưới ta luy dựng đứng cao hàng chục mét,..
leftcenterrightdel
..hay chênh vênh bên bờ vực. 

Trong các công điện về triển khai công tác ứng phó với thiên tai, tỉnh Khánh Hòa đều lưu ý thành phố Nha Trang kiểm tra chặt chẽ các khu dân cư ven núi, xung yếu, có nguy cơ ảnh hưởng mưa, bão, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Mặt khác yêu cầu chủ đầu tư các dự án đang triển khai thi công có phương án phòng chống thiên tai nhằm đảm bảo, an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

leftcenterrightdel
Trong khi đó, một số dự án trên núi vẫn thi công trong mùa mưa bão. 
leftcenterrightdel
Núi bị cắt xẻ, đất đá nham nhở nằm ngay phía trên khu dân cư. 

Điều bất lợi, mặc dù giữa mùa mưa bão, nhưng một số dự án trên núi vẫn thi công. Công trường xẻ núi dọc ngang với lượng đất đá hàng chục ngàn khối ngổn ngang “treo” trên đầu khu dân cư.

Ứng phó với cơn bão số 12, tỉnh Khánh Hòa dự kiến sơ tán khoảng trên 23.000 người ở các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở.

Nguyễn Văn