Luật sư Lê Anh Ngọc (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) có ý kiến về vấn đề này như sau:

leftcenterrightdel
 Luật sư Lê Anh Ngọc.

Bản quyền là một loại quyền sở hữu trí tuệ được cấp cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả để kiểm soát việc sao chép, sử dụng, phân phối và trình bày tác phẩm của họ.

Bản quyền cung cấp cho chủ sở hữu tác phẩm quyền hạn độc quyền và bảo vệ tác phẩm khỏi việc bị sao chép hoặc sử dụng mà không được phép.

Đăng ký quyền tác giả là gì?

Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục bản quyền tác giả) để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

– Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.

– Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

– Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả  về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Căn cứ phát sinh quyền tác giả?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) quy định về căn cứ phát sinh quyền tác giả như sau:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Lý do phải đăng ký bản quyền tác giả?

Việc đăng ký bản quyền là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm của mình. Khi đăng ký, chủ sở hữu sẽ được cấp một giấy chứng nhận bản xác nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm đó và có quyền kiểm soát việc sử dụng tác phẩm đó.

Đăng ký sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả, tránh việc bị sao chép, sử dụng trái phép hoặc bị xâm phạm bản quyền.

Giấy chứng nhận bản quyền tác giả sẽ là tài liệu chứng nhận quyền sở hữu tác phẩm. Điều này hữu ích trong trường hợp tranh chấp bản quyền hoặc khi tác giả muốn bán tác phẩm của mình.

Nếu tác giả phát hiện có người sử dụng trái phép tác phẩm của mình, tác giả có thể yêu cầu người sử dụng đó ngừng sử dụng và có thể đòi bồi thường thiệt hại. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền cũng có thể tạo động lực cho tác giả tiếp tục sáng tác và phát triển các tác phẩm mới.

Vì vậy, đăng ký là một cách quan trọng để bảo vệ quyền lợi của tác giả .

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Xác định thể loại tác phẩm và chủ sở hữu:

·         Xác định rõ thể loại của tác phẩm muốn đăng ký bản quyền.

·         Xác định chủ sở hữu của tác phẩm, có thể là tác giả cá nhân hoặc tổ chức.

Chuẩn bị hồ sơ:

·         Tạo tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu quy định.

·         Chuẩn bị bản sao của tác phẩm hoặc mô tả chi tiết về nội dung và tính chất của tác phẩm.

·         Đối với tác phẩm có đặc thù riêng, như: Chương trình máy tính, tranh vẽ, nhạc phẩm, cần chuẩn bị các tài liệu mô tả đặc điểm và đặc tính của tác phẩm.

Soạn thảo hồ sơ đăng ký:

·         Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký quyền tác giả.

·         Soạn thảo các văn bản bổ sung như: Tuyên bố quyền tác giả, cam đoan về việc tạo ra sản phẩm và mọi giấy tờ liên quan.

Nộp hồ sơ đăng ký: 

Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả hoặc qua đường bưu điện, trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:

Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nộp qua đường bưu điện đến các địa chỉ trên.

 

Hương My(T/h)