Về vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật có quan điểm như sau:

leftcenterrightdel
 Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.

“Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”.

Hành vi sử dụng biển số xe giả được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo quy định hiện hành, hình thức xử phạt đối với với hành vi sử dụng biển số xe giả đó là phạt tiền. Phạt tiền là hình thức xử phạt được quy định tại điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

leftcenterrightdel
 BKS 38A-999.99 vừa phát hiện tại tỉnh Hà Tĩnh được cơ quan chức năng xác định là biển giả.

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định liên quan khác, Bộ Công an quy định hình thức xử phạt đối với người điều khiển xe chứ không quy định hình phạt đối với chủ sở hữu xe được gắn biển số giả. Mức xử phạt đối với hành vi “Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”, cụ thể như sau:

– Đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô: Người điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

– Đối với người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Người điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.

Ngoài ra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

b) Sửa đổi khoản 2 Điều 82 như sau:

“2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”.

Người điều khiển xe gắn biển số không đúng biển số đăng ký trong Giấy đăng ký xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là bị tịch thu giấy đăng ký xe và biển sổ xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Xử phạt đối với người sản xuất biển số xe giả Thông tư 58/2020 của Bộ Công an đã quy định rõ về việc đăng ký xe và cấp biển số thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Do đó, việc các tổ chức, cá nhân sản xuất và sử dụng biển số giá đều là bất hợp pháp và phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật đó.

Khoản 3 điều 29, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.

Vũ Cảnh (ghi)