leftcenterrightdel
 

Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ra đời nhằm tái hiện con đường hoằng dương phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông (dọc sườn dãy Tây Yên Tử từ chùa Vĩnh Nghiêm - Yên Dũng, chùa Mã Yên, Hòn Tháp (Cẩm Lý - Lục Nam), Hồ Bấc (Huyền Sơn - Lục Nam), chùa Am Vãi (Nam Dương - Lục Ngạn)...) trên cơ sở vừa khai thác, vừa phát huy giá trị phong phú về các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái của vùng núi Tây Yên Tử. Đây cũng chính là phương thức du lịch và ý nghĩa của "Du lịch sinh thái, tâm linh" Tây Yên Tử.

Đến với nơi đây, du khách có dịp tìm hiểu thêm về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gắn với cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được hình thành ở quốc gia Đại Việt từ khoảng giữa thế kỷ XIII, vị thiền sư có công đặt nền móng cho sự hình thành Thiền phái này là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung, thuộc dòng tôn thất nhà Trần.

Ngài cũng là đại sư truyền đăng cho Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, người chính thức sáng lập ra phái thiền mang đặc trưng Phật Việt trên cơ sở hệ thống tư tưởng ba Phật phái Tiniđalưuchi, Vô Thông Ngôn, Thảo Đường vào những năm cuối thế kỷ XIII.

leftcenterrightdel
 10 tượng đá kể về 10 giai đoạn cuộc đời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Khu du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử được tổ chức thành 3 khu vực: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Khu vực xung quanh chùa Hạ là trung tâm của khu du lịch với địa hình bằng phẳng, nằm ở vị trí thuận lợi, phía trước có núi; là trung tâm diễn ra các hoạt động du lịch và là nơi để du khách chuẩn bị cho hành trình leo núi và các hoạt động tôn giáo; gồm nhiều hạng mục như: công viên sinh thái; khu tái hiện Hoàng thành Thăng Long; các nhà hàng; trung tâm hội nghị; trung tâm du khách; bảo tàng; làng tâm linh; quảng trường sự kiện; khách sạn; ga cáp treo; khu nghỉ dưỡng bên suối và khu đi bộ cho du khách...

leftcenterrightdel
 Cổng vào chùa Hạ, được ví như "Cổng Trời" là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, check in.

Khu vực xung quanh chùa Trung nằm giữa núi Yên Tử, chủ yếu là các đài vọng cảnh; đường đi bộ lên chùa Thượng; đường cáp treo; khu vực hiên Yên Tử; điểm tốt nhất để dừng chân nghỉ ngơi; khu nghỉ dưỡng trong rừng; khu dịch vụ du lịch; ga cáp treo; thông tin, nhà hàng, mua sắm...

leftcenterrightdel
 Đường ra ga cáp treo để đi lên chùa Thượng và chùa Đồng

Khu vực xung quanh chùa Thượng được coi là đích đến của hành trình leo núi và thực hành thiền.

Một số hình ảnh khác về Tây Yên Tử:

leftcenterrightdel
 Quảng trường trung tâm Tây Yên tử từ phía Chùa Hạ nhìn xuống.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Khung cảnh yên bình, mang lại cho du khách cảm giác thư thái khi đặt chân đến nơi đây.
leftcenterrightdel
 Bán măng là công việc tạo nên nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Măng ngâm muối ớt, măng tươi… là đặc sản của địa phương.

Theo VTV.vn