Làng cổ Oshino Hakkai (Nhật  Bản) là điểm du lịch nổi tiếng hầu như không thể bỏ qua trong tour du lịch đến núi Phú Sĩ. Tuy nhiên, ngôi làng cổ hơn 300 năm tuổi này lại có sức hút tự thân độc đáo, không cần “ăn theo” danh thắng núi Phú Sĩ.

 

So về kiến trúc, làng cổ Oshino Hakkai không có được ngôi nhà nào có kiến trúc gỗ sánh được với nhà cổ Hội đồng Liêu về mặt chạm trổ nghệ thuật. Huống chi, khu vực xã Phú Hội còn rất nhiều nhà cổ, như nhà của các gia đình: Mã Thị Tám, Phạm Thị Khê… Ngoài ra, Đồng Nai còn các nhà cổ rất có giá trị về mặt kiến trúc, như: nhà cổ Trần Ngọc Du, nhà cổ Nguyễn Bửu Khoa (TP.Biên Hòa), nhà cổ Nguyễn Văn Hảo (huyện Vĩnh Cửu). Tuy nhiên, du khách sẽ không đến chỉ để xem một vài nhà cổ, mà nhà cổ phải gắn liền với không gian sinh hoạt cả cộng đồng với nét văn hóa đặc sắc riêng của vùng, miền về nhiều mặt, như: phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt, ẩm thực, làng nghề… mà làng cổ Oshino Hakkai là một ví dụ.
 

Năm 2013, người dân làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) làm đơn gửi cơ quan chức năng xin “trả” lại danh hiệu. Một trong những nguyên nhân khiến người dân bức xúc là do không được tự chủ ngay trong ngôi nhà của chính mình, mấy thế hệ sống chật chội thiếu tiện nghi trong khi Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ cụ thể nhưng lại ràng buộc quá nhiều. Ở Đồng Nai tuy chưa đến mức xin trả danh hiệu, nhưng chủ nhân nhiều ngôi nhà cổ không muốn ngôi nhà được công nhận di tích cũng do những bất cập trên.

 

Để giải quyết hài hòa vấn đề này, Nhật Bản có những chính sách hỗ trợ người dân làng cổ rất thiết thực. Có thể kể: học sinh là cư dân làng cổ được chính quyền cấp cặp đi học có gắn bảng màu vàng “ưu tiên, các phương tiện lưu thông công cộng phải chở các em đi học miễn phí, tất cả xe cộ phải dừng lại khi các em qua đường, người lớn đều phải có trách nhiệm giúp đỡ khi các em cần. Ở làng cổ, cư dân trong làng, chủ yếu là phụ nữ sống nhờ vào kinh doanh sản phẩm du lịch, thuế má được Nhà nước có chính sách giảm phù hợp, vì thế không chỉ sống được mà còn có điều kiện sửa chữa, bảo tồn nhà cửa theo quy định của Nhà nước. Nhà ở làng cổ, kể cả nhà tranh mái rạ, nhưng bên trong vẫn thiết kế rất tiện nghi. Có thể sống yên bình trên quê hương, trong mái nhà của tổ tiên bao đời, ai mà chẳng muốn.

 

Theo Báo Đồng Nai

.