Bánh trung thu

Khi nhắc đến dịp lễ đặc biệt này thì không thể không nhắc đến món bánh đặc trưng đó chính là bánh Trung thu.

Vào mỗi dịp Tết Trung thu, người Việt thường cùng nhau ăn những chiếc bánh Trung thu đậm vị, thơm ngon hoặc đem tặng cho những người thân yêu của mình món bánh này. Bởi theo quan niệm xưa, vào mỗi dịp trăng tròn, nếu được ăn món bánh trung thu thì cuộc sống sẽ tròn đầy, viên mãn hơn rất nhiều.

leftcenterrightdel
 

Hình dáng của những chiếc Bánh trung thu thường là hình tròn với đường kính khoảng 10 cm trở lên hay ở nhiều nơi còn có hình vuông với chiều dài các cạnh khoảng 8-10 cm và chiều cao từ 5 cm trở lên. Thậm chí ở nhiều lễ hội như Lễ hội bánh trung thu, người ta còn làm nên những chiếc bánh trung thu lớn với kích cỡ khổng lồ thậm chí còn lập các kỉ lục Guiness.

Bánh trung thu bao gồm hai thành phần cơ bản là vỏ bánh thường được làm bằng bột mì và nhân bánh phổ biến như nhân truyền thống gồm đậu xanh, mứt, xá xíu, lạp xưởng, trứng muối, đường, dầu ăn, mỡ lợn, hạt sen, hạt dưa,… Tùy theo cách chế biến bằng cách làm chín bằng lò nướng hay không, bánh trung thu thường được 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo.:

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị của người thưởng thức, bánh Trung thu được biến tấu với các hình dáng vô cùng đa dạng như lợn mẹ và đàn lợn con hay cá chép,… Nhân của 2 loại bánh này cũng trở nên vô cùng đa dạng như nhân trà xanh, nhân socola, nhân khoai môn,… thay vì nhân thập cẩm như xưa.

Cốm

Ở miền Bắc, Cốm được coi là một trong những món ăn đặc trưng nhất ở mỗi dịp tết Trung thu. Tương truyền kể lại rằng, Cốm được phát hiện ra bởi một nạn đói hoành hành ở một ngôi làng. Vì vụ lúa chưa sẵn sàng cho thu hoạch, nên người dân không còn gì để ăn. Một nông dân do đói bụng đã thử rang những hạt gạo chưa chín để ăn. Người dân làng Vòng thấy rằng bằng cách rang gạo trong một cái bình bằng đất sét và đập vỡ nó để loại bỏ vỏ trấu, họ có thể tạo ra một món ăn ngon, được gọi là Cốm. Khi những tin đồn về món ăn mới được lan truyền rộng rãi, Nhà vua đã yêu cầu trưởng làng nộp món ăn mới lên. Nhà vua đã rất thích thú với món ăn này, do đó, vào mỗi mùa thu hàng năm, người dân làng Vòng đều dâng Cốm lên Nhà vua thưởng thức.

leftcenterrightdel
 

Cốm được làm từ những hạt lúa nếp được sàng cho tách hết vỏ trấu rồi rang đều tay và có thể cho thêm đường hoặc ăn không. Món ăn đặc biệt này rất phổ biến trong ẩm thực của đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Tết Trung thu trùng với mùa thu hoạch của lúa nếp nên cốm được người Việt ví như một món quà quý giá mà trời đất đã ban tặng cho con người vào dịp lễ này.

Món ăn chế biến từ ngó sen

Sen nói chung và ngó sen nói riêng là nguyên liệu đặc trưng cho những món ăn mùa trung thu, ngó sen còn biểu tượng cho sự Cát Tường ăn ngó sen trong dịp tết trung thu nghĩa là sự đoàn viên.

leftcenterrightdel
 

Dùng ngó sen, hoa quế trộn vào các thức ăn tạo ra hương vị của món ăn mới, hấp dẫn và có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều.

Gỏi bưởi

Đây cũng là một ăn vô cùng đặc biệt vào mỗi dịp lễ Rằm tháng 8 hàng năm. Món ăn này không chỉ dễ làm mà hương vị cũng vô cùng tuyệt vời và rất khác lạ.

leftcenterrightdel
 

Vị chua thanh mát của bưởi khi kết hợp cùng vị tươi ngon của thịt, tôm cùng vị cay của nước mắm chua cay tỏi ớt đã khiến cho món ăn này trở nên vô cùng đặc biệt và chính là điểm nhấn nổi bật cho mâm cơm ngày Tết Trung thu.

Còn một điều rất đặc biệt nữa, ngoài việc có thể chế biến thành những món ăn đặc sắc như gỏi bưởi thì chúng ta có thể tận dụng vỏ bưởi để làm nên những chiếc đèn lồng bưởi độc, lạ cho trẻ em chơi hoặc đặt vào trong bếp để trang trí và tạo mùi thơm cho căn bếp của gia đình bạn.

Canh khoai môn

leftcenterrightdel
 

Nhiều người quan niệm, ăn khoai môn có tác dụng diệt ác, trừ ta và tôn sùng cái thiện. Qua đó, việc ăn khoai môn vào ngày tết trung thu có ngụ ý muốn xua tan điều không may và cầu mong một vụ mùa sắp tới may mắn.

Tuệ Anh (T/h)