Cắt miếng bánh dẻo đậu xanh- hạt sen trong hộp bánh của Madame Nhung, cảm giác được phần bột dẻo dính dưới lưỡi dao. Nếm vào, đủ đầy hương vị ngập tràn trong khoang miệng. Là cái mềm thơm của bột chuẩn, là cái dìu dịu của hương hoa bưởi, là cái ngọt đầm đậm của nước đường chưng. Rồi cái vị bùi ngon, thanh thanh của phần nhân đậu xanh, hạt sen, không hề bứ,  không hề ngán... Người chả yêu ăn ngọt cũng ăn được tới nửa chiếc.

Cả hộp bánh, mỗi chiếc dẻo, mỗi chiếc nướng- mỗi vị, đều mang tới cho người ta cảm giác đủ đầy như vậy. Sự đủ đầy của việc dụng công của người nghệ nhân ẩm thực này. Sự đủ đầy của việc luôn tôn trọng truyền thống, gìn giữ truyền thống, trong những thức ẩm thực rất truyền thống này...

Madame Nhung kể, chị phải "khó tính" trong việc làm bánh Trung thu, cũng là bởi đó là "truyền thống" của gia đình nhà chồng chị. Bánh nướng, bánh dẻo là thức bánh mà nhà chồng chị, và giờ là nhà chị, luôn dành để thắp hương ông bà, tiên tổ mỗi dịp rằm tháng Bảy- Lễ Vu lan; cũng như rằm tháng Tám- Tiết Trung thu. 

Lấy tâm thế làm bánh cho khách như làm bánh cho nhà, nên mỗi chiếc bánh đều đặc biệt như vậy.

Madame Nhung tâm sự: “Với bánh Trung thu, tôi luôn giữ nguyên vẹn hương vị cổ truyền nhưng kết hợp với các kỹ thuật hiện đại. Tôi tin rằng, bánh Trung thu không chỉ là thức quà, mà còn là biểu tượng của nền ẩm thực Việt Nam khi được đưa ra thế giới."

Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của bánh Trung thu Madame Nhung là quy trình chế biến rất công phu, rất kỹ thuật. Ví như mỡ đường- nét đặc trưng của nhân bánh thập cẩm. Miếng mỡ được  chị xử lý rất dụng công, để vẫn đảm bảo độ giòn, thơm, béo, mà không ngán. Miếng mỡ được thái thật nhuyễn, hòa cùng vào các phần khác trong nhân bánh, quyện lẫn thành một vị tổng thể của nhân thập cẩm "có một không hai".

Cũng rất đặc biệt, khi nhân bánh của Madame Nhung có thêm phần trứng muối, nhưng là trứng muối được xay nhỏ để tạo sự hài hòa giữa vị mặn và các nguyên liệu khác. Trứng được chọn lọc kỹ lưỡng, qua quy trình tẩm rượu và nướng hai lần để giữ độ thơm và không bị tanh.

leftcenterrightdel
 

Bên cạnh hương vị, Madame Nhung cũng rất dụng công cho vo0r hộp bánh. Mỗi hộp bánh đều được thiết kế trang nhã với tông màu be, vàng, và họa tiết thêu hoa, tạo nên vẻ đẹp tinh tế nhưng vẫn sang trọng. Bên trong hộp bánh là lá thư cảm ơn, cùng với hướng dẫn sử dụng từng loại bánh, rất tỉ mỉ, chi tiết; như lời gửi gắm tình yêu và sự trân trọng của nghệ nhân đến với khách hàng của mình.

leftcenterrightdel
 

Madame Nhung chia sẻ, thưởng thức bánh Trung thu cũng là một nghệ thuật của ông cha ta, rất nên giữ gìn. Khi cắt bánh, nên cắt từ tâm ra các góc để miếng bánh đều nhau, giúp nhân không rơi ra ngoài. Khi ăn bánh Trung thu nên uống trà Thái Nguyên, để cảm nhận trọn vẹn hương vị. Sự hòa quyện giữa trà chát và bánh ngọt sẽ tạo cảm giác dễ chịu và hài lòng...

Đặc biệt, với mong muốn mang bánh Trung thu truyền thống đến nhiều nơi trên thế giới, Madame Nhung đã nghiên cứu cách bảo quản lâu dài cho việc vận chuyển quốc tế. Bánh nướng của chị có thể bảo quản từ 15-20 ngày khi hút chân không, và kéo dài thời gian sử dụng nếu bảo quản trong tủ lạnh.

leftcenterrightdel
 

"Tôi đã gửi gắm toàn bộ ký ức và sự tâm huyết của mình trong từng chiếc bánh Trung thu, hy vọng rằng sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại sẽ lan tỏa tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu thương và khát khao vươn ra thế giới tới với mọi người", Madame Nhung chia sẻ.

Theo Báo Tin Tức