Đi vào hoạt động năm 1981, tiêm kích đánh chặn hạng nặng chiến lược MiG-31 (tên ký hiệu NATO là Foxhound) là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên được quân đội Liên Xô, hiện vẫn là khí tài chủ lực của không quân Nga.
Nền tảng này được phát triển dựa trên MiG-25 Foxbat, một thiết kế thế hệ thứ ba rất thành công và được mệnh danh là 'Super Foxbat- siêu đại bàng'.
MiG-31 được thiết kế như một máy bay đánh chặn chuyên dụng và khả năng của nó đã được cải thiện đáng kể từ khi nó mới đi vào hoạt động, với hệ thống radar và tên lửa hiện đại đặc biệt khiến nó luôn là một chiến đấu cơ lợi hại.
|
|
Tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31. Ảnh: Dmitriy Pichugin/Airliners. |
Tạp chí quân sự Mỹ đánh giá, hiện nay, MiG-31 không chỉ tiêm kích đánh chặn hạng nặng lớn nhất với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 46 tấn, nó cũng là máy bay chiến đấu hiện đại nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ gấp gần 3 lần tốc độ âm thanh (Mach 2,83) và có thể hoạt động từ độ cao cực đại trên 20km.
Đây là lý do khiến MiG-31 hiện vẫn là loại máy bay chiến đấu chủ lực trong quân đội Nga.
Kích thước của MiG-31 cho phép nó triển khai các loại vũ khí cực nặng cũng như các loại vũ khí đặc biệt đã được phát triển riêng cho máy bay này.
Với vai trò quan trọng của máy bay là bảo vệ vùng trời Liên Xô rộng lớn khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa và đường không của đối phương, đặc biệt là từ các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ, máy bay được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động Phazotron Zaslon, loại đầu tiên trên thế giới, cùng với tên lửa không đối không có khả năng nhắm mục tiêu đối phương ở tầm cực xa.
|
|
Là tiêm kích đánh chặn hạng nặng lớn nhất thế giới, MiG-31 có khả năng mang hàng tấn vũ khí với những tên lửa cực lớn Ảnh: Deviantart. |
Ban đầu ngoài tên lửa hồng ngoại R-40 với đầu đạn nặng 100kg có thể bắn mà không cần khóa radar, MiG-31 còn được trang bị tên lửa R-33. Với tầm bắn 120 km và hệ thống dẫn đường bằng radar bán chủ động, cho phép MiG-31 nhắm mục tiêu vào các máy bay thù địch như F-15 Eagle của Mỹ vượt xa phạm vi trả đũa của chúng. R-40, một loại, cũng được triển khai.
Hiện nay, R-33 đã được nâng cấp đáng kể với tầm bắn trên 300km. Hệ thống nhắm mục tiêu của chúng cũng đã được cải tiến, cho phép chúng tấn công với mức độ chính xác cao hơn. Tên lửa di chuyển với tốc độ lên đến Mach 6, khiến ngay cả những mục tiêu nhỏ ở khoảng cách cực xa cũng khó thoát.
|
|
MiG-31 với rada bố trí ở đầu mũi và giàn vũ khí khủng. Ảnh: Wikimedia. |
Loại tên lửa không đối không thứ ba được phát triển cho MiG-31 là R-37, có khả năng tấn công các mục tiêu ở cự ly 400km. Tên lửa này kém chính xác hơn R-33 ở tầm cực xa nhưng chuyên dùng để nhắm mục tiêu vào máy bay hậu cần của đối phương như AWACS, máy bay tiếp dầu và trung tâm chỉ huy trên không vốn thiếu tốc độ và khả năng cơ động của máy bay chiến đấu.
Máy bay ném bom hạng nặng của đối phương cũng là mục tiêu tiềm năng của MiG-31. Sự lợi hại của MiG-31 trong trường hợp này là khả năng triển khai nhanh chóng tên lửa tấn công, trong khi nằm ngoài tầm bắn của các máy bay chiến đấu hộ tống máy bay ném bom.
Gần đây, MiG-31 tiếp tục được nâng cấp cải thiện vai trò và khả năng tấn công tầm xa khi được trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, một trong 6 lại vũ khí răn đe chiến lược mới của Nga, khiến nó không chỉ là sát thủ tàu mặt nước hạng nặng, mà còn là sát thủ tàu sân bay.
|
|
MiG-31 được đánh giá là đặc biệt lợi hại, như "hổ mọc thêm cánh" khi được trang bị tên lửa Kinzhal, một trong những vũ khí chiến lược mới của Nga có tầm bắn hơn 2.000km, tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh, Mach 10. Ảnh: Kremlin.ru. |
Những tên lửa này có tầm bắn 2000km và kết hợp với tầm tấn công xa của MiG-31, giúp Không quân Nga có khả năng tấn công các mục tiêu tàu chiến ở khoảng cách lên tới 3.500km.
Tốc độ và khả năng cơ động cực cao của Kinzhal khiến nó trở nên bất khả xâm phạm ngay cả với các hệ thống phòng không hiện đại nhất của đối phương.
Với tốc độ lên đến Mach 10, động năng tuyệt đối từ cú va chạm do tên lửa tạo ra đủ để xé toạc các siêu tàu sân bay của Mỹ làm đôi chỉ với một cú đánh trực diện, đó là chưa tính đến khả năng hủy diệt khi tên lửa được gắn đầu đạn cực lớn.
Militarywatch cho rằng, MiG-31 ngày nay vẫn giữ được những khả năng vô song hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác, cả về khả năng chiến đấu không đối không, khi được trang bị Kh-47M2 hay các tên lửa cũ và “khiêm tốn” là R-33, R-40, R-37.
Tạp chí Mỹ chốt lại, gần 40 năm sau khi đi vào biên chế, MiG-31 vẫn là một trong những chiến đấu cơ đáng gờm nhất của quân đội Nga hiện nay.