Tuyên bố được đưa ra sau chuỗi ngày biểu tình của dân chúng đòi giới lãnh đạo nước này từ chức với cáo buộc xử lý khủng hoảng kinh tế yếu kém, mà đỉnh điểm là cuộc bạo loạn hôm 9/7, người biểu tình bất chấp hàng rào an ninh, xông vào chiếm giữ tư dinh Tổng thống.

leftcenterrightdel
 Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. Ảnh: AFP.

Chưa có phát biểu trực tiếp từ chính Tổng thống Sri Lanka, tuy nhiên, người đứng đầu Quốc hội Sri Lanka cho biết, ông Rajapaksa đã thông báo với ông việc từ chức sẽ diễn ra hôm 13/7; lưu ý việc ấn định thời gian nhằm đảm bảo sự bàn giao quyền lực một cách hòa bình. “Chính vì vậy tôi yêu cầu công chúng tôn trọng luật pháp và duy trì hòa bình.”, ông Abeywardena nói.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng cho biết, ông cũng sẵn sàng từ chức, văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố vào tối ngày 9/7.

leftcenterrightdel
 Đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tư dinh của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Ảnh: Reuters / Dinuka Liyanawatte.

Chưa rõ liệu tuyên bố của giới chức lãnh đạo Sri Lanka có thể dập tắt cơn giận dữ đang ở trạng thái cao trào của dân chúng hay không.

Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết, trước đó cùng ngày, cuộc họp của các đảng chính trị, đã quyết định một số vấn đề, bao gồm yêu cầu Tổng thống và Thủ tướng từ chức càng sớm càng tốt và Quốc hội sẽ được triệu tập trong vòng 7 ngày để chọn một Tổng thống tạm quyền.

leftcenterrightdel
 Hàng ngàn người biểu tình tràn vào dinh thự của Tổng Gotabaya Rajapaksa. Ảnh: Reuters / Dinuka Liyanawatte.

Bước tiếp theo là bổ nhiệm một Thủ tướng mới và một chính phủ lâm thời, tiến tới một cuộc tổng tuyển cử để người dân bầu ra một quốc hội mới.

Quốc đảo Nam Á đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt ngoại hối trầm trọng, sau khi đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, ngành kinh tế chính đem lại ngoại tệ, đình đốn. Việc nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men không đáp ứng nhu cầu, gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi Sri Lanka giành được độc lập năm 1948.

Lạm phát tăng vọt, đạt mức kỷ lục 54,6% vào tháng 6 và khả năng sẽ lên mức 70% trong những tháng tới.

leftcenterrightdel
 Người biểu tình tràn ngập bên trong tư dinh Tổng thống. Ảnh: Reuters / Dinuka Liyanawatte.

Hôm 9/7, các nhà hoạt động chính trị ở Sri Lanka đã kêu gọi một cuộc tuần hành ở thủ đô Colombo, kêu gọi giới chức lãnh đạo nước này từ chức với cáo buộc xử lý khủng hoảng kinh tế yếu kém.

Người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, vượt hàng rào an ninh, tràn vào chiếm giữ dinh thự của Tổng thống.

Ngoài hơi cay và vòi rồng, một nhân chứng cho biết, cảnh sát đã bắn chỉ thiên cảnh cáo, tuy nhiên không thể ngăn đám đông tràn vào dinh thự của Tổng thống.

Cả Tổng thống Rajapaksa và Thủ tướng Wickremesinghe được nói đều không ở trong dinh thự của họ khi các tòa nhà bị tấn công.

leftcenterrightdel
 Đã có những hành vi quá khích khi người biểu tình chiếm giữ các dinh thự. Ảnh: Reuters / Dinuka Liyanawatte.

Theo Bộ Quốc phòng Sri Lanka, ông Rajapaksa đã rời đi hôm 8/7 như một biện pháp phòng ngừa an toàn trước cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch ngày hôm sau.

Cuối ngày 9/7, đoạn video trên các kênh tin tức địa phương cho thấy, một đám cháy lớn với khói đen bốc cao bên trong tư dinh của Thủ tướng Wickremesinghe trong một khu phố giàu có ở Colombo. Văn phòng của Thủ tướng nói, những người biểu tình đã bắt đầu đốt phá.

Các nguồn tin y tế cho biết ít nhất 39 người, trong đó có 2 sĩ quan cảnh sát, đã bị thương phải nhập viện trong cuộc biểu tình bạo lực hôm 9/4 ở thủ đô Colombo.

Văn Phong/Reuters