Trong một tuyên bố hôm 6/7, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) phi chính phủ đã đưa ra cảnh báo sau khi truyền thông phương Tây loan tin, chính phủ Mỹ đang xem xét khả năng liệu có cung cấp bom chùm cho Ukraine, theo yêu cầu của nước này hay không. 

leftcenterrightdel
 Hàng trăm quả bom con bên trong bom mẹ. Ảnh: AP / Mohammed Zaatari.

“Các nhà chức trách Mỹ được cho là đang xem xét liệu có chuyển giao bom chùm cho Ukraine hay không, điều này có thể sẽ cần sự chấp thuận của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Việc chuyển giao loại vũ khí này chắc chắn sẽ dẫn đến đau thương lâu dài cho dân thường và vô hiệu hóa việc cộng đồng quốc tế lên án việc sử dụng bom chùm.”, HRW tuyên bố.

Khi được phóng ra, bom chùm (bom mẹ) phát tán những quả bom con trên một khu vực rộng và phát nổ khi có va chạm, gây hậu quả sát thương cho con người hay phá hủy các xe cơ giới. 

leftcenterrightdel
 Những quả bom con chưa phát nổ còn tồn lưu gây rủi ro cho dân thường sau chiến tranh. Nguồn: @UNMAS.

Tuy vậy một số trong số các quả bom con không thể phát nổ khi va chạm, gây rủi ro cho dân thường trong nhiều năm sau khi cuộc chiến kết thúc. 

Bất chấp những lo ngại về tác động nhân đạo của bom chùm, vào cuối tháng 6, Phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, bà Laura Cooper, cho biết, chúng sẽ hữu ích trước các vị trí phòng thủ vững chắc của Ngatại chiến trường Ukraine. 

leftcenterrightdel
 Mỹ có kho dự trữ chứa lượng lớn bom, đạn chùm được phát triển trong Chiến tranh Lạnh. Nguồn: Alamy.

Vào cuối tháng 3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov mô tả những lời kêu gọi cung cấp loại vũ khí gây tranh cãi cho Kyiv là nguy hiểm, đồng thời cảnh báo những chuyến hàng này có thể dẫn đến leo thang xung đột Ukraine.

Bom chùm bị cấm theo công ước quốc tế, đã được phê chuẩn bởi 123 quốc gia, không bao gồm Mỹ và Ukraine.

Văn Phong/RT, Sputnik