Theo Mạng truyền thông Nghiên cứu Bắc Âu đưa tin hôm 5/12, đây là bằng chứng trích từ tư liệu trong các cuộc họp bí mật của NATO. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ không che giấu sự thật rằng họ không muốn công khi lệnh tấn công máy bay ném bom Nga.
Thông tin về trách nhiệm của Tổng thống Recep Erdogan về vụ bắn rơi Su-24 có trong báo cáo từ cố vấn pháp lý Bộ tổng tham mưu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Ercan Agin.
Báo cáo của ông phân tích khía cạnh pháp lý đối với vụ tai nạn. Đó là đích thân Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắn rơi máy bay ném bom Nga. Theo ông Erdogan, “mỗi một yếu tố quân sự tiếp cận Thổ Nhĩ Kỳ từ phía biên giới Syria sẽ bị xem là mối đe dọa quân sự.”
|
|
Máy bay ném bom Su-24 bị trúng đạn của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: RT |
Tư liệu cũng cho biết phía Thổ Nhĩ Kỳ có cảnh báo Nga qua đường dây nóng về việc “vi phạm không phận” của Ankara khoảng 10 lần trước khi máy bay ném bom bị tấn công.
Theo quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Nga nhận được thông báo hợp lệ về phản ứng có thể xảy ra đối với bất kỳ vật thể quân sự đang tiến sát Thổ Nhi Kỳ theo hướng từ Syria. Đặc biệt, người Nga cần phải thông báo cho phi công của họ rằng nên bay cách xa không phận Thổ Nhĩ Kỳ tối thiểu 9 km.
Điều này được đưa ra để đổ lỗi cho Nga về vụ tai nạn. Kết quả của hành động này là kích hoạt các đòn trừng phạt về kinh tế nặng nề của Moscow đối với Ankara. Và 7 tháng sau, Tổng thống Erdogan phải xin lỗi người đồng cấp Vladimir Putin cũng như gia đình anh Oleg Peshkov, phi công bị quân phiến loạn sát hại khi vừa hạ dù xuống mắt đất.
Tác giả bản tường trình sau này bị tố cáo giúp đỡ các phần tử phản động lưu vong thực hiện vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016. Các thủ phạm gây ra vụ tấn công Su-24 đã bị bắt giam. Tuy nhiên, người ta tin rằng họ không bị bắt mà đang tiếp tục phục vụ Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới hình thức bí mật hơn.
Kerim Khas, một nhà khoa học chính trị tin rằng Điện Kremlin biết rõ sự liên quan của Erdogan trong việc ra lệnh bắn hạ Su-24. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ liên tục cảnh báo nước này sẵn sàng tấn ông để đáp trả việc vi phạm không phận liên tục. Thủ tướng lúc bấy giờ là Davatuglu không che giấu sự thật ông ra lệnh, nhưng sẽ không bao giờ có thể nếu không có sự tham gia của người đứng đầu nhà nước. Tuy nhiên, để đạt được hòa bình với Nga, Erdogan buộc phải sa thải Davutoglu vào tháng 5/2016.
Đáng chú ý hơn cả, ông Erdogan đưa ra lời xin lỗi với Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ vài tuần trước đảo chính.