Hôm 23/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã yêu cầu Bộ Ngoại giao trục xuất đại sứ của Mỹ và 9 quốc gia phương Tây khác liên quan đến yêu cầu trả tự do cho doanh nhân, nhà từ thiện Osman Kavala.

Bảy trong số các đại sứ thuộc các đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Tôi đã chỉ thị cho Ngoại trưởng tuyên bố 10 đại sứ này là những người không được chào đón và yêu cầu này phải được thực thi ngay lập tức. Họ nên “hiểu” Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc họ nên rời đi.", ông Erdogan nói.

leftcenterrightdel
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Murat Cetinmuhurdar / PPO / Handout/Reuters. 

Kavala đã bị giam giữ 4 năm qua, bị buộc tội tài trợ cho các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào năm 2013 và liên quan đến một cuộc đảo chính thất bại vào năm 2016. Ông Kavala phủ nhận các cáo buộc.

Trong một tuyên bố chung vào ngày 18/10, đại sứ của Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, New Zealand, Mỹ đã kêu gọi một giải pháp “công bằng và nhanh chóng” đối với trường hợp của ông Kavala và trả tự do cho ông này. Các đại sứ sau đó đã bị Bộ Ngoại giao Thổ Nhì Kỳ triệu tập với cáo buộc can thiệp vào cơ quan tư pháp nước này; gọi tuyên bố là vô trách nhiệm.

leftcenterrightdel
Doanh nhân Osman Kavala. Ảnh: Turkeypurge. 

Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli tuyên bố trong một tweet, cho biết, EU không khuất phục trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ và kiên định lập trường.

Một nguồn tin tại Bộ Ngoại giao Đức cũng nói, 10 quốc gia đang tham vấn vệ sự vụ.

Hội đồng châu Âu, cơ quan giám sát việc thực hiện các quyết định của ECHR, cho biết họ sẽ bắt đầu các bước chống lại Thổ Nhĩ Kỳ nếu yêu cầu không được đáp ứng. Động thái mới sẽ đào sâu mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Phương Tây, liên quan đến các hồ sơ Syria, Libya, Đông Địa trung Hải, mua S-400 của Nga,..

Văn Phong (Theo Reuters, AA)