Ý chí sắt đá

Sinh năm 1948, tại một làng quê ở tỉnh Akita, Yoshihide Suga là một nông dân thực thụ. Là con trai cả, Suga được mong đợi sẽ đảm nhận công việc kinh doanh của gia đình

Sau khi tốt nghiệp trung học Yoshihide, Suga tới Tokyo tìm việc, từng làm công ăn lương tại một nhà máy một thời gian, rồi theo học tại Đại học Hosei năm 1969.

Thời sinh viên, ông đã dành nhiều thời gian cho thể thao, trở thành đội phó của đội karate.

leftcenterrightdel
 Ông Yoshihide Suga giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu lãnh đạo đảng LDP cầm quyền sáng 14/9. Ảnh: Thetimes.

Vài năm sau khi tốt nghiệp và gia nhập một công ty bảo trì điện, Suga bắt đầu quan tâm đến chính trị, tranh cử thành công vào Hội đồng thành phố Yokohama năm 1987. Trong chiến dịch vận động tranh cử khi ấy, Suga đã gõ cửa 30.000 nhà dân. Mỗi ngày ông đặt mục tiêu đi 300 nhà. Cho đến khi cuộc bầu cử diễn ra, Suga đã đi nát 6 đôi giày.

Năm 1996 ông được bầu vào Quốc hội. Suga đã xây dựng hình ảnh một người đàn ông tự lập với phương châm "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Ông và ông Abe Shinzo trở nên thân thiết vì mục tiêu chung của họ là đảm bảo sự trở về của các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980. Suga nhận vị trí Nội các đầu tiên của mình trong nhiệm kì cầm quyền đầu tiên của ông Abe từ năm 2006 đến năm 2007.

leftcenterrightdel
 Ông Yoshihide Suga sau khi được bầu làm thủ tướng mới của Nhật Bản tại hạ viện của quốc hội ở Tokyo, ngày 16/9. Ảnh: AP/Koji Sasahara.

Với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, Suga đã đề xuất chương trình “furusato nōzei” (quyên góp thuế quê hương), cho phép giảm thuế với những người có đóng góp và cống hiến cho các địa phương của họ. Ông đóng một vai trò quan trọng trong việc ông Abe trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012.

“Nghiện” công việc!

Là một người nổi tiếng “nghiện” công việc. Trong gần 8 năm làm Chánh văn phòng Nội các, Suga có thói quen thức dậy lúc 5 giờ sáng, dành một giờ để lướt tin tức trên các tờ báo lớn, đi bộ 40 phút và thực hiện 100 lần động tác gập bụng, ăn sáng và sau đó đến làm việc tại Văn phòng Thủ tướng lúc 9 giờ sáng.

Mỗi ngày làm việc, Suga chủ trì họp báo hai lần với tư cách là người phát ngôn hàng đầu của Chính phủ và hơn 20 cuộc họp khác. Ông thích ăn mì soba cho bữa trưa, một phần bởi món ăn chỉ cần ăn trong 5 phút.

leftcenterrightdel

Yoshihide Suga sau khi được bầu lần đầu tiên vào đại hội thành phố Yokohama. Ảnh do văn phòng của Suga cung cấp/Kyodo.

Sau khi rời Văn phòng Thủ tướng lúc 6h45’ chiều, ông gặp gỡ ăn tối với các chính trị gia khác cũng như các học giả để trao đổi quan điểm về chính sách. Ông thường tổ chức hai hoặc ba cuộc họp như vậy mỗi đêm.

Ông Suga hiếm khi ngủ tại nhà mình ở Yokohama, thay vào đó ở nhà khách Chính phủ để có thể qua nhiệm sở nhanh nhất và nhanh chóng ứng phó với mọi trường hợp khẩn cấp.

Suga tương đối ít được công chúng biết đến cho đến tháng 4 năm ngoái, khi ông tiết lộ tên kỉ nguyên Hoàng gia mới của Nhật Bản “Reiwa”, khiến từ đó ông có biệt danh "Uncle Reiwa- Bác Reiwa " cùng với sự gia tăng mức độ nổi tiếng.

leftcenterrightdel

Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga công bố tên kỷ nguyên mới 'Reiwa' trong cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 1/4. Ảnh: Kiyoshi Ota-Pool / Getty.

Được biết đến với yêu cầu cao đối với các quan chức làm việc dưới quyền của mình, Suga đã sử dụng quyền hạn của Cục Nhân sự Nội các để gạt những người làm việc kém, thiếu tích cực ra khỏi bộ máy.

Không giống như các đối thủ của mình trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo LDP, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, Suga tập trung vào các vấn đề trong nước như khuyến khích chương trình du lịch nội địa, nhằm củng cố một ngành công nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch coronavirus.

Huy Anh