“Lên đời” đài chỉ huy trên không!

Một nhà máy tại Voronezh, Nga bắt đầu triển khai chế tạo máy bay chỉ huy quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân trên cơ sở máy bay thân rộng Il-96-400M, trong một Dự án có tên "Zveno-3S", Sputnik dẫn nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quân sự, mở ngoặc, sẽ có hai chiếc máy bay như vậy được chế tạo.

"Lực lượng không quân vũ trụ Nga sẽ nhận được hai đài chỉ huy trên không được chế tạo trên cơ sở máy bay Il-96-400M. Một chiếc đang được sản xuất.", nguồn tin cho biết.

leftcenterrightdel
Máy bay máy bay chở khách tầm xa thân rộng Il-96-400M. Ảnh: Dmitry Terekhov.

Theo nguồn tin này, trong tương lai không loại trừ khả năng sẽ thiết lập đài chỉ huy trên không thứ ba.

Tổ hợp liên lạc vô tuyến của máy bay sẽ giúp nó truyền đạt mệnh lệnh cho lực lượng hạt nhân chiến lược, bao gồm cả lực lượng không quân chiến lược, hầm phóng và bệ phóng di động, tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân chiến lược hoạt động trong bán kính 6.000km.

Những chiếc máy bay “Ngày tận thế” mới sẽ thay thế loại máy bay Il-80 hiện có, được chế tạo trên cơ sở máy bay chở khách Il-86. Phạm vi bay của Il-96-400M loại mới sẽ tăng gấp đôi so với mẫu máy bay tiền nhiệm.

Vì sao có biệt danh "Máy bay ngày tận thế"?

Máy bay “Ngày tận thế” được thiết kế để sơ tán lãnh đạo cao cấp của đất nước và chỉ huy quân đội trong trường hợp cơ sở hạ tầng mặt đất và vệ tinh bị phá hủy. Máy bay có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và được máy bay chiến đấu tháp tùng khi bay.

leftcenterrightdel
Il-96-400M là phiên bản chở khách của máy bay chở hàng Il-96-400T. Ảnh: Sputnik/Sergey Mamontov. 

Mỹ cũng có các sở chỉ huy trên không được triển khai dựa trên máy bay Boeing 747.

Nga hiện có 4 máy bay Il-80 và một cặp máy bay Il-76SK phục vụ trong vai trò trung tâm chỉ huy trên không. Thông tin chi tiết của các máy bay này được xếp vào loại bí mật nhà nước.

Biệt danh "Máy bay ngày tận thế" được đặt cho các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên không ở Mỹ. Người Mỹ tin rằng Nga sẽ sử dụng chúng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, khi các trạm chỉ huy mặt đất bị phá hủy.

leftcenterrightdel
Máy bay chở khách thân rộng IL 96 tại Triển lãm hàng không MAKS-2019. Ảnh: Sputnik/Grigory Sysoev. 

Tại Mỹ, chức năng của các trạm chỉ huy như vậy được thực hiện bởi E-4B dựa trên cơ sở của Boeing 747.

Máy bay chở khách tầm xa hiện đại nhất của Nga.

IL-96-400M là máy bay máy bay chở khách tầm xa thân rộng với nguyên mẫu đầu tiên hoàn thành chế tạo vào đầu năm 2020, được phát triển trên cơ sở Il-96, trước đó là IL-86. Theo Ilyushin, Máy bay dài 63,9m, rộng 6.08m, cao 15,7m, sải cánh 60,1m, trọng lượng rỗng 123,3 tấn, trọng lượng tối đa khi cất cánh 265 tấn, tốc độ tối đa 850km/h, phạm vi tối đa 10.000km.

leftcenterrightdel
Máy bay IL-96-400 đang được lắp ráp tại xưởng. Ảnh: Ilyushin/Aviation Complex.

“IL-96-400M được phát triển trên cơ sở máy bay IL-86 của Cục thiết kế Ilyushin, sau đó có máy bay IL-96. Theo tiêu chuẩn, máy bay mới sẽ được trang bị các loại thiết bị dẫn đường hiện đại hơn. Ngoài ra, trong hệ thống điều khiển sẽ sử dụng hệ thống lái tự động thế hệ mới nhất, điều này sẽ đơn giản hóa hệ thống điều khiển máy bay. Tất cả các thiết bị cơ điện được thay thế bằng các thiết bị hiển thị.", chuyên gia Viktor Pryadka, Tổng giám đốc Liên minh công nghệ hàng không Nga (Avintel) cho biết.

leftcenterrightdel
Cận cảnh phần đầu của masybay Máy bay IL-96-400. Ảnh: Ilyushin/Aviation Complex.

Ngoài thân máy bay dài hơn, phiên bản sửa đổi IL-96-400M được trang bị động cơ PS-90A1 mạnh hơn, gồm ba biến thể  305 chỗ, 350 chỗ và 402 chỗ. Máy bay chỉ sử dụng các linh kiện do Nga sản xuất.

Theo các nhà sản xuất, IL-96-400M đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về độ tin cậy, an toàn và tính kinh tế.

Huy Anh/Sputnik, ilyushin