Sở chỉ huy chiến lược trên không

Vài năm sau khi Hoa Kỳ đưa vào vận hành sở chỉ huy chiến lược trên không, là chiếc Boeing E-4B Nightwatch, phiên bản sửa đổi của máy bay khách Boeing-747, biệt danh “máy bay Ngày tận thế”, những năm 1980, Liên Xô cũng phát triển loại phương tiện tương tự trên cơ sở máy bay thân rộng Il-86, mang chỉ số riêng là Il-80.

Đây là một sở chỉ huy chiến lược trên không, được sử dụng trong trường hợp các cơ sở chỉ huy dưới mặt đất bị phá hủy do chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn.

Sau khi Liên Xô tan rã, tất cả 4 chiếc Il-80 được Nga thừa kế. Vào giữa những năm 2010, các máy bay này đã được nâng cấp.

leftcenterrightdel
Sở chỉ huy chiến lược trên không, không khác gì chiếc Il-86 dân dụng, ngoại trừ một số chi tiết. Chiếc Il-80 không có cửa sổ trên thân máy bay, có một "cái bướu" phía trên ca bin buồng lái. Ảnh: Kirill Naumenko.

Theo các chuyên gia, “máy bay Ngày tận thế” của Nga không thua kém gì so với máy bay cùng lớp của Mỹ về hầu hết các tính năng kỹ thuật. Nhưng, nó có tầm bay liên tục ít hơn.

Il-80 không bay thường xuyên, mà chỉ thực hiện những chuyến bay có tính bảo dưỡng và để kiểm tra các hệ thống của nó.

Hình dáng của sở chỉ huy chiến lược trên không, không khác gì chiếc Il-86 dân dụng, ngoại trừ một số chi tiết. Chiếc Il-80 không có cửa sổ trên thân máy bay, có một "cái bướu" phía trên ca bin buồng lái.

Il-80 đã lỗi thời và hết hạn sử dụng

Các đại diện của ngành công nghiệp chế tạo máy bay Nga đã thông báo, Nga sẽ trang bị mới các "sở chỉ huy trên không", sẽ thay đổi "nền tảng" của chúng. Lí do, mọi máy bay đều sẽ lỗi thời và hết hạn sử dụng. Mẫu mới được phát triển trên nền tảng Il-96-400M.

leftcenterrightdel
 Mẫu máy bay Il-96-400. Ảnh: Rusaviainsider.

Nga đã nối lại hoạt động sản xuất máy bay tầm xa bốn động cơ Il-96-400M. Khác với mẫu Il-96 trước đó, Il-96-400M có hệ thống điện tử hiện đại nhất, buồng lái bằng kính (kĩ thuật số), bốn động cơ PS-90A1 tiết kiệm nhiên liệu và mạnh mẽ hơn.

Nhờ việc sử dụng các vật liệu hiện đại, trọng lượng của máy bay giảm đáng kể. Trọng lượng cất cánh tối đa của Il-96-400M là 270 tấn, lượng hành khách vận chuyển - 370-380 người (hoặc 58 tấn hàng hóa), tầm bay  8.750 km ở độ cao lên đến 13,1 km, tốc độ bay 830- 850km/h.

leftcenterrightdel
Máy bay IL-96-400M trong xưởng lắp ráp. Ảnh: Rusaviainsider. 

Nhà sản xuất tuyên bố, tuổi thọ của lớp máy bay này là 20 năm hoặc 60.000 giờ bay. Rất có thể trong tương lai gần Il-96-400M sẽ được trang bị loại động cơ mới của Nga tiết kiệm hơn và gần như không gây tiếng ồn, nhờ đó máy bay sẽ có khả năng bay xa hơn nữa.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên viên hàng không quân sự, phó tiến sĩ khoa học quân sự, đại tá Makar Aksyonenko tiết lộ, một trong những yêu cầu chính đối với "sở chỉ huy trên không" là thời gian làm nhiệm vụ trên không đủ dài. Máy bay tầm xa Il-96 có thời gian bay liên tục dài gần gấp đôi so với máy bay tầm trung Il-86, do đó, đây là nền tảng thích hợp cho “máy bay Ngày tận thế”.

Trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, việc hai cường quốc hạt nhân hàng đầu Nga, Mỹ sở hữu các máy bay như vậy là điều cần thiết. Các máy bay này luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, thực hiện các phi vụ "để duy trì khả năng bay".

Huy Anh/Sputnik