Mực nước kênh đào Panama dự kiến sẽ xuống mức 23,83m vào ngày 31/7. Con số này sẽ thấp hơn mức thấp kỷ lục trước đó là 23,86m được ghi nhận vào ngày 16/5 và giảm so với dưới mực nước trung bình 5 năm của tháng Bảy là 25,87m.

Ông Ricaurte Vasquez Morales, người quản lý kênh đào Panama đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng hạn hán có dấu hiệu ngày càng trầm trọng, điều đang gây ra vấn đề giao thông cho các tàu thuyền đi qua kênh đào, có thể sẽ là một trong những vấn đề hàng hải của năm 2023.

leftcenterrightdel
 Kênh đào Panama là tuyến đường thủy tắt nối Thái Bình Dương – Đại Tây Dương. Ảnh: GM.

“Chúng tôi không thể dự đoán chính xác khi nào xảy ra tình trạng thiếu nước sẽ xảy ra như tình huống mà chúng tôi đang gặp phải hiện nay.”, ông Morales nói, cho biết, trước đây tình trạng khô hạn thường xảy ra theo chu kỳ 5 năm một lần thì nay chu kỳ này rút ngắn còn 3 năm.

Kênh đào Panama cần 200 triệu lít nước để cho phép một con tàu lưu thông qua kênh, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ hồ Gatun, nằm giữa tuyến đường thủy chạy ngang quốc gia Nam Mỹ, nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, đang cạn kiệt nhanh chóng.

leftcenterrightdel
 Cần 200 triệu lít nước để cho phép một con tàu lưu thông qua Kênh đào Panama. Ảnh: Gonzalo Azumendi/Stone RF/Getty.

Các điều kiện hiện tại đang tạo ra một đợt hạn hán chưa từng có và đây là năm khô hạn nhất được ghi nhận kể từ năm 1950.”, ông Morales cho biết; nhấn mạnh, điều khiến đợt khô hạn năm nay đang ngại hơn khi các nhà khí tượng dự báo El Nino sắp xảy ra, một hình thái thời tiết thường mang lại điều kiện khô hạn hơn bình thường trên khắp Trung Mỹ.

Theo dự báo của Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama, mực nước trong kênh dự kiến sẽ xuống mức 23,83m vào ngày 31/7. Con số này sẽ thấp hơn mức thấp kỷ lục trước đó là 23,86m được ghi nhận vào ngày 16/5 và giảm so với dưới mực nước trung bình 5 năm của tháng Bảy là 25,87m.

leftcenterrightdel
 Hồ Gatun cung cấp nước cho Kênh đào Panama trong tình trạng cạn kiệt. Ảnh: Canal de Panama.

Kênh đào Panama được Mỹ xây dựng trong giai đoạn từ 1904 – 1914, phục vụ 14.000 tàu thuyền đi qua mỗi năm, là một phần thiết yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đây là tuyến đường thủy quan trọng chạy tắt qua eo đất Panama, rút ngắn hải trình giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương tới gần 13.000 km,  đồng thời giúp các tàu thuyền tránh được hành trình nguy hiểm qua mũi Cape Horn, Nam Mỹ.

Văn Phong/Thelondoneconomic, Canal de Panama