Viện Nghiên cứu hàng không vũ trụ Iran tuyên bố, sẽ gửi tàu vũ trụ có người lái đầu tiên vào không gian cùng với các phi hành gia “nội địa” vào năm 2031."

 “Iran từ lâu đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết để đưa con người vào vũ trụ.", Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Iran Fatolá Ami, thông báo hôm 3/2 nhân kỷ niệm Ngày Công nghệ Không gian Iran.

Ông Ami nhấn mạnh, Iran đã gửi các sinh vật sống, đặc biệt là khỉ, vào không gian; và, mục tiêu tiếp theo là thực hiện sứ mệnh phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên vào không gian với các phi hành gia Iran trong khoảng 10 năm nữa.

Kế hoạch phóng tàu vũ trụ có người lái vào không gian ban đầu được ấn định vào năm 2026, tuy nhiên, mốc này đã được dời lại đến năm 2031, do một loạt vấn đề không được tiết lộ.

leftcenterrightdel
Một phi thuyền nguyên mẫu của Iran. Ảnh: Hispantv. 

Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Iran có kế hoạch đưa phi thuyền lên quỹ đạo 130km trong những năm tới.

Phi thuyền sẽ nặng khoảng 500kg, tương ứng với 75% của mô-đun chính trong tương lai, trong đó các phi hành gia sẽ được sắp xếp cho chuyến đi bộ ngoài không gian.

Hiện có khoảng 30 kỹ thuật viên đang làm việc trong dự án này; và, Iran đang lên kế hoạch cho hoạt động phóng thử phi thuyền nguyên mẫu.

Iran là một trong 11 quốc gia trên thế giới có khả năng thiết kế, xây dựng và phóng vệ tinh vào không gian. Đồng thời , là quốc gia duy nhất hoạt động trong lĩnh vực chế tạo bệ phóng vệ tinh ở  khu vực Tây Á. 

Năm 2009, Iran đã phóng thành công vệ tinh xử lý dữ liệu quốc gia đầu tiên của mình, mang tên Omid, lên quỹ đạo. Tương tự, nó đã gửi gói thí nghiệm sinh học đầu tiên vào tháng 2/2010, sử dụng tên lửa Kavoshgar-3 và  phóng vệ tinh quốc gia Fayr vào năm 2015.

Gần đây nhất, vào đầu tháng 2, Iran đã công bố video phóng thử thành công một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn 3 tầng, được nói là mạnh nhất từ trước tới nay với sức đẩy 75 tấn, có thể đưa vệ tinh lên quỹ đạo ở độ cao 500km.

Huy Anh/Hispantv