Hoa Kỳ và các đồng minh trong nhóm các quốc gia G7 đã kiên quyết yêu cầu thông cáo chung lên án Nga về cuộc xâm lược nước láng giềng, điều này đã bị các phái đoàn Nga và Trung Quốc phản đối. Nga, một thành viên của G20, gọi các hành động của họ ở Ukraine là một "chiến dịch quân sự đặc biệt" chứ không phải một cuộc xâm lược hay chiến tranh.

leftcenterrightdel
 G20 không thể ra thông cáo chung vì bất đồng quan điểm về vấn đề Ukraine. Ảnh: AP

Nước chủ nhà Ấn Độ cũng khuyến khích cuộc họp tránh sử dụng từ "chiến tranh" trong bất kỳ thông cáo nào. Ấn Độ, nước đang giữ chức chủ tịch G20 hiện nay, đã giữ quan điểm trung lập về cuộc chiến, từ chối đổ lỗi cho Nga, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và tăng cường mua dầu của Nga.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết nhóm không thể lùi bước trước một tuyên bố chung đã được nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, tháng 11 năm ngoái. "Hoặc là chúng ta có cùng tiếng nói hoặc chúng tôi không ký vào thông cáo chung cuối cùng," Le Maire nói với các phóng viên.

leftcenterrightdel
 Thủ quỹ Úc Jim Chalmers, bên trái, gặp Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman bên lề hội nghị tài chính G-20 ở ngoại ô thành phố Bengaluru, Ấn Độ, Thứ Bảy, ngày 25 tháng 2 năm 2023. Ảnh: AP

Những bế tắc như vậy ngày càng trở nên phổ biến trong G20, một diễn đàn được thành lập hơn 20 năm trước để đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế trong quá khứ nhưng gần đây đã bị cản trở bởi sự khác biệt giữa các quốc gia phương Tây và các quốc gia khác bao gồm cả Trung Quốc và Nga.

Một nguồn tin cấp cao của G20 cho biết các cuộc đàm phán về thông cáo chung rất khó khăn, với việc Nga và Trung Quốc chặn các đề xuất của các nước phương Tây. Một số quan chức khác cho biết sự đồng thuận về thông cáo chung khó có thể xảy ra và cuộc họp có khả năng kết thúc bằng một tuyên bố của người chủ nhà tóm tắt các cuộc thảo luận. "Trong trường hợp không có sự đồng thuận, lựa chọn sẽ là Ấn Độ đưa ra một tuyên bố chủ tịch".

Hà Hải/ Reuters, AP