Nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO

Phát biểu với các phóng viên sau hội nghị về hỗ trợ Ukraine diễn ra ở Paris hôm 2/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, lãnh đạo các nước phương Tây đang thảo luận về khả năng gửi quân tới Ukraine nhưng chưa đạt được sự đồng thuận.

“Trong trường hợp này, chúng ta không cần nói về xác suất mà về tính tất yếu. Đó là cách chúng ta sẽ đánh giá. Các quốc gia này cũng cần đánh giá và tự hỏi liệu điều này có phù hợp với lợi ích của họ hay không, và quan trọng nhất là có phù hợp với lợi ích của công dân nước họ hay không.”, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, cho biết hôm 3/4.

leftcenterrightdel
 Lực lượng Pháp trong thành phần NATO tại Căn cứ quân sự Mihail Kogalniceanu ở Constanta, Romania, ngày 13/4/2022. Ảnh: Andrei Pungovschi / Bloomberg/Getty.

Ông Peskov gọi việc thảo luận về khả năng “gửi một số quân từ các nước NATO tới Ukraine” là một yếu tố mới quan trọng. Ông nói thêm, tất cả các chi tiết khác trong bài phát biểu của Tổng thống Pháp đều đã được nói ra bằng cách này hay cách khác.

Đồng thời, Moscow cũng ghi nhận thực tế là châu Âu chưa có sự đồng thuận về vấn đề điều động quân đội. Ông Peskov lưu ý, một số quốc gia tham gia cuộc họp ở Paris vẫn giữ “đánh giá khá tỉnh táo về những nguy cơ tiềm ẩn của một hành động như vậy và nguy cơ tiềm ẩn khi trực tiếp tham gia vào một cuộc xung đột nóng bỏng”.

leftcenterrightdel
 Xe bọc thép Thụy Điển tham gia cuộc tập trận quân sự “Cold Response 2022” với khoảng 30.000 quân từ các quốc gia thành viên NATO cùng với Phần Lan và Thụy Điển tại Na Uy, ngày 25/3/2022.  Ảnh: Yves Herman/Reuters.

Ông Peskov cũng nói thêm rằng, Điện Kremlin biết rõ về quan điểm của Tổng thống Pháp về sự cần thiết phải gây ra một thất bại chiến lược đối với Nga.

Thư ký báo chí Điện Kremlin tuyên bố, Nga sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi đạt được tất cả các mục tiêu.

Không nên loại trừ bất cứ điều gì!

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí The Economist được công bố hôm 2/5, Tổng thống Pháp nói, sẽ là sai lầm nếu loại trừ bất kỳ hành động cụ thể nào nhằm đáp trả việc Nga xâm chiếm Ukraine, đồng thời cho rằng làm như vậy sẽ làm suy yếu khả năng răn đe Nga.

Ông Macron một lần nữa nhắc lại, ông không loại trừ bất cứ điều gì khi trả lời câu hỏi của The Economist, liệu ông có giữ nguyên tuyên bố hồi đầu năm nay (về khả năng đưa quân đội tới Ukraine) hay không.

leftcenterrightdel
 Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí The Economist được công bố hôm 2/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói, sẽ là sai lầm nếu loại trừ bất kỳ hành động cụ thể nào nhằm đáp trả việc Nga xâm chiếm Ukraine. Ảnh: AFP.

“Tôi không loại trừ bất cứ điều gì, bởi vì chúng ta đang đối mặt với một người không loại trừ bất cứ điều gì. Chắc chắn chúng ta đã quá do dự khi xác định giới hạn hành động của mình đối với người không còn gì và là kẻ gây hấn.”, ông Macron nói.

Tổng thống Pháp cũng lưu ý rằng, Paris sẽ phải nêu chủ đề này ra nếu Nga vượt qua chiến tuyến và nếu có yêu cầu từ phía Ukraine.

Trước đó vào ngày 26/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói “không loại trừ” việc đưa binh sĩ phương Tây tới Ukraine trong tương lai, sau khi vấn đề này được đem ra thảo luận tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu ở Paris về hỗ trợ Ukraine.

leftcenterrightdel
 Quân đội Estonia và Phần Lan trong một cuộc tập trận chung năm 2022. Nguồn: EDF/mil.ee

“Ngày hôm nay không có đồng thuận về việc đưa binh sĩ tới thực địa một cách chính thức, nhưng chúng tôi không thể loại trừ bất cứ điều gì.”, ông Macron nói với truyền thông trong một cuộc họp báo sau hội nghị.

Nhà lãnh đạo Pháp cho biết, hội nghị hỗ trợ cho Ukraine quy tụ đại diện của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có 21 nguyên thủ quốc gia và đại diện chính phủ; nhấn mạnh, họ sẽ làm mọi điều cần thiết để Nga không thể thắng trong cuộc chiến.

Đầu tháng 3, ông Macron nhấn mạnh, Pháp không có giới hạn hay ranh giới đỏ trong vấn đề hỗ trợ Ukraine.

Văn Phong (theoSputnik, CNN, AP)