Một cụm núi lửa ở bán đảo Reykjanes, phía Tây Nam thủ đô Iceland, vốn đã “ngủ yên” trong hơn 800 năm qua đã hoạt động trở lại trong 2 tháng qua.
Các nhà khoa học ghi nhận, từ ngày 21/1, khu vực bán đảo đã hứng chịu hơn 8.000 trận động đất do magma dịch chuyển dưới mặt đất bên dưới hệ thống núi lửa.
Lần cuối cùng các ngọn núi lửa trong khu vực phun trào vào thế kỷ thứ 10. Dung nham đã phun ra từ các miệng núi lửa trong suốt 300 năm sau đó.
Chuyên gia núi lửa Dave McGarvie của Đại học Lancaster cho biết, có 5 hệ thống núi lửa tại khu vực Iceland được kết nối và tương tác với nhau sau mỗi 1.000 năm hoặc lâu hơn, tạo ra các đợt phun trào dài bất thường, trong khi các núi lửa trong khu vực chỉ hoạt động trong vài năm và dừng phun trào trong thời gian ngắn sau đó.
Với chiều dài dãy núi tới 9 dặm từ sân bay quốc tế Keflavik của Iceland, Viện nghiên cứu địa nhiệt Iceland GeoSurvey ước tính, nếu hệ thống núi lửa bắt đầu phun trào, toàn bộ khu vực sẽ bị bao phủ 2cm tro bụi.
Theo kịch bản xấu nhất, nếu dung nham chảy về phía thị trấn Grindavík, thì cơ sở hạ tầng quan trọng khác trong vùng lân cận bao gồm một nhà máy điện địa nhiệt, hệ thống cung cấp nước nóng, lạnh và con đường nối giữa sân bay Wilmingtonavík và Keflavík có thể gặp rủi ro.”, ông Kristín Jónsdóttir từ Văn phòng Khí tượng Iceland nói với The Guardian.
Trong lịch sử của Iceland, vụ phun trào Skaftáreldar 1783-1784 là một sự kiện núi lửa kinh hoàng, đã tạo ra khoảng 14 km3 dung nham bazan.
Những tác động tức thời không chỉ ảnh hưởng đáng kể đến dân số Iceland, các vụ phun trào còn tạo ra hàng triệu tấn hydro bột và lưu huỳnh điôxit, gây ô nhiễm gần như toàn bộ khu vực và vẫn còn ảnh hưởng đến khí hậu ngày nay.
Theo Wired, 60% gia súc chết vì ô nhiễm và 10.000 người Iceland chết vì nạn đói xảy ra sau đó. Khói bụi đã bao phủ hầu hết bầu trời Đông Âu.
McGarvie cho biết, người dân trên bán đảo Reykjanes và con cháu của họ trong nhiều thế hệ có thể phải cảnh giác và sẵn sàng sơ tán mọi lúc.