Các máy bay không mang theo vũ khí đang “chao liệng trên không” thì va chạm vào nhau trên Eo biển Tartary, thuộc vùng Viễn Đông nước Nga. Sau vụ va chạm, một trong hai máy bay rơi xuống Biển Nhật Bản, các phi nhảy dù khỏi chuyên cơ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Phi công được một trực thăng Mi-8 trực thuộc Quân khu miền Đông cứu sống. Theo báo cáo từ hiện trường cứu nạn, các anh đều khỏe mạnh.”
Trong khi đó, 2 phi công điều khiển máy bay thứ hai hạ cánh an toàn, sau khi động cơ bị hỏng trong vụ va chạm trên không. Giả thuyết về lỗi của phi công trong việc giữ khoảng cách an toàn giữa hai máy bay “đang được điều tra,” một nguồn tin cho biết.
Thông tấn quốc gia Interfax đưa tin một trong hai chiếc Su-34 hạ cánh với một động cơ bị hỏng sau vụ va chạm. Dù không không thể bật sau khi máy bay hạ cánh và máy bay trượt khỏi đường băng. Máy bay bị lật nghiêng, nhưng không có ai trong phi hành đoàn bị thương trong quá trình hạ cánh khẩn cấp.
Ưu điểm của pháo đài thép
Su-34 đã thể hiện khả năng “hủy diệt” trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố ở Syria. Theo nhà phân tích quân sự độc lập Valentin Vasilescu, cỗ máy chiến tranh đã được trang bị “áo giáp mới”. Nhà phân tích nhấn mạnh, điều này sẽ cách mạng hóa hiệu quả của nó trên chiến trường.
Trong phân tích được đăng trên trang thông tin phân tích địa chính trị độc lập Voltarenet.org, ông Vasilescu, nhấn mạnh rằng Su-34 đã thể hiện khả năng là một máy bay ném bom đáng gờm.
Máy bay có tải trọng cất cánh 45 tấn, tốc độ tối đa nhanh gấp 1,8 tốc độ âm thanh, mang tới 8 tấn vũ khí, bán kính tác chiến 4.000 km, và trần bay 18 km. Su-34 có thể được trang bị đến 3 bình nhiên liệu phụ, cho phép nó bay thêm 8 giờ mà không cần tái nạp nhiên liệu.
Được thử lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế chống lại tổ chức khủng bố IS và các nhóm phiến quân khác ở Syria trong thời gian qua, ông Vasilescu giải thích “một trong những kết luận được các chuyên gia quân sự Nga rút ra là mở rông khả năng cho loại máy bay này thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất,” và “thay thế pháo đài thép Su-25 yểm trợ đường không tầm gần, đang trở nên lỗi thời.”
|
|
Tóm tắt thiết kế và thông số kỹ thuật của Su-34. Đồ họa: Novosibirsk |
Nếu Su-34 trở thành cỗ máy yểm trợ đường không tầm gần, nó sẽ cần phải tự tin khi bay vào tầm bắn của tên lửa đất đối không, súng phòng không và hỏa lực nhỏ của kẻ thù, nhà phân tích lưu ý. “Vì lý do này, Su 34 cần có thêm tấm giáp để bảo vệ thân, động cơ, bình nhiên liệu và hệ thống kiểm soát bay. Buồng lái và cửa sổ trước cũng cần được bọc thép.
Theo ông Vasilescu, Su-34 đã được trang bị giáp titanium dày từ 23-57mm chống đầu đạn xuyên giáp và lớp phủ ni lông đặc biệt để ngăn chặn mảnh vỡ đầu đạn phân tán. Trong khi đó, nhà phân tích lưu ý, Su-34 có các biện pháp đối phó điện tử tiên tiến chống lại tên lửa vác vai đất đối không (MANDPADS) và tên lửa tầm ngắn điều hướng bằng laser. Hệ thống này bao gồm radar cảnh báo Leninets V004, pháo mồi APP-50 và hệ thống đối phó điện tử KNIRTI SPS-171/L005S, được gắn trên nóc của máy bay.
Ngoài ra, máy bay này còn có radar phân mảng điện tử quét đa mục tiêu, cho phép nó “săn lùng” máy bay địch cách xa 150 km. Su-34 cũng được trang bị radar M402 Pika quan sát hình cầu phía sau, hệ thống gây nhiễm L175V/KS418, Digital RF Memory để gây nhiễm trận địa.
Là máy bay ném bom có khả năng của một máy bay tấn công, Su-34 còn được trạng bị các loại tên lửa không đối không tầm ngắn/xa, bao gồm R-77, R-27 và R-73. Phi đội Su-34 hoạt động ở Syria đã sớm nhận được dòng tên lửa đó sau khi một máy bay chiến đấu F-16 Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay Su-24M ở miền Bắc Syria vào tháng 11/2015.
|
|
Video cho thấy chiếc Su-34 thứ hai hạ cánh khẩn cấp |
Một trong những lợi thế của pháo đài thép Su-34 là năng leo cao gần 20 km, cho phép phi công nắm bắt rõ tình huống chiến thuật trên mặt đất với sự trợ giúp từ hệ thống cảm biến trước khi phi xuống dũng mãnh như chim cắt để tấn công hủy diệt cứ điểm địch.
Su-34 sẽ thực hiện tấn công khủng bố trên mặt đất từ độ cao từ 1.000-3.000 m, sử dụng bom nặng 50 kg, tên lửa phóng từ trên không chống xe tăng, đạn pháo S-5 cũng như đạn 30mm từ súng máy GSH-30-1.
Cuối cùng, chuyên gia quân sự nhấn mạnh, Su-34 được trang bị thiết bị hỗ trợ tầm gần sẽ đảm bảo “hỗ trợ cực kỳ chính xác cho lực lượng bộ binh đang chống lại các nhóm khủng bố mà không gây ra thiệt hại bù trừ và nguy cơ bị bắn hạ.”
Những nhược điểm “tự sát” của Su-34
Thế nhưng trong thực tế chiến đấu trên chiến trường Gruzia và Syria, pháo đài thép Su-34 bộc lộ nhiều nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên nằm ở thiết kế của Su-34 đã trở nên lạc hậu, không có khả năng tàng hình thậm chí sở hữu diện tích phản xạ radar cao hàng đầu thế giới của dòng Su-27 Flanker “nồi đồng cối đá.”
Ngoài ra, hệ thống điện tử của Su-34 từng bị nhận xét là không đángtin cậy khi radar mảng pha thụ động Leninets V004 khó nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn như cao nguyên.
Trong tác chiến đối không, radar Leninets V004 chỉ nhận biết được máy bay tiêm kích hạng nặng từ khoảng cách 90 km và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt ở cự ly 60 km, thông số này rõ ràng thua xa các loại máy bay tiêm kích của Mỹ. Tại chiến trường Syria, sau khi chiếc Su-24 bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, thì dường như ngay lập tức có một chiếc Su-34, nhưng nó đi cùng nó một chiếc Su-30SM, điều này bộ lộ pháo đài thép không thể tự tác chiến trong môi trường chiến đấu hỗn tạp.
|
|
Su-34 khai hỏa diệt khủng bố ở Syria. Ảnh: RT |
Năm 2012, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhận được báo cáo rằng Su-34 có khiếm khuyết ở thiết bị radar và hệ thống định vị cho nên ném bom thường có sai sót. Phi công, trên chiếc máy bay này nói rằng các thiết bị "săn tìm" kẻ thù thường xuyên gặp trục trặc, ngay vào lúc Su-34 đến mục tiêu, chuẩn bị không kích. Kết quả là phi công phải đưa máy bay trở về căn cứ.
Một nhược điểm chết người khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi, đặc biệt thiết bị ảnh nhiệt và các kênh truyền hình (TVO) bị hạn chế về tầm nhìn. Như vậy, trong tác chiến không đối không/không đối đất hiện đại, tác chiến tầm xa khó khăn, việc thực hiện các cuộc tấn công mặt đất tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế “tự sát.”
Hơn nữa, Su-34 không có chức năng đánh chặn. Dòng máy bay Su-34 mới nhất , trang bị năm 2015-2016 còn có tổ hợp tác chiến điện tử "Khibiny". Tổ hợp này giúp Su-34 đảm bảo khả năng định vị phương hướng bằng tín hiệu vô tuyến điện, đồng thời thay đổi thông số tín hiệu phát ra.
Tuy nhiên, dù có “mắt thần Khibiny”, Su-34 không thể giấu mình hoàn toàn trước các radar đặt trên máy bay chiến đấu của Mỹ và NATO, nó lại càng lộ rõ nguyên hình, từ cự ly rất xa trước máy thu của máy bay cảnh báo sớm AWASC. Chưa nói đến hệ thống pháo cận chiến Phalanx - trong lớp phòng thủ cuối cùng, luôn sẵn sàng bắn vãi đạn. Nên đây sẽ là một nhiệm vụ tự sát đối với Su-34.