Hiện nay, không quân Mỹ có 15 máy bay trinh sát RC-135, đều thuộc liên đội 55 của Bộ tư lệnh tác chiến đường không Không quân Mỹ.

Lần gần nhất RC-135S xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên là vào tháng 11/2017, thời điểm Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Cho tới nay, Hwasong-15 được cho là mẫu tên lửa tầm xa mạnh nhất của Triều Tiên. Opendemocracy ngày 7/4 cho hay.

leftcenterrightdel
 Máy bay trinh sát RC 135

Sau khi Mỹ và Triều Tiên không đạt được thỏa thuận quan trọng về hạt nhân, Bình Nhưỡng dường như đã tái khởi động các cơ sở thử tên lửa, trong khi Mỹ cử máy bay RC-135S chuyên nhiệm vụ thám thính các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân tới bán đảo này.

Truyền thông của Hàn Quốc loan tải, máy bay trinh sát điện từ RC-135S của Mỹ đã có mặt ở căn cứ Kadena ở Okinawa, Nhật Bản mới đây. Tài khoản Twitter Aircraft Spots ghi nhận, máy bay RC-135S khởi hành từ Diego Garcia, một hòn đảo nằm trên Ấn Độ Dương và là nơi hoạt động của một căn cứ hải quân Mỹ để tới Nhật Bản.

Theo Aircraft Spots, máy bay RC-135S đã hạ cánh xuống căn cứ Kadena. Theo hãng thông tấn Nga nhận định, máy bay trinh sát RC-135S được điều động tới Nhật Bản sau khi giới chức tình báo Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang dần hoàn thiện khôi phục trạm phóng vệ tinh Sohae.

Tờ Joong Ang Daily dẫn lời ông Suh Hoon, người đứng đầu Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc trong phiên điều trần trước quốc hội gần đây, cho biết, Triều Tiên đã gần hoàn thiện khôi phục hoạt động của trạm phóng Sohae. Trong khi đó, những cơ sở trên tại Triều Tiên từng được cho bị phá dỡ sau vài tuần diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6-2018.

Những tưởng tín hiệu tốt sẽ được tiếp tục sau hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội. Tuy nhiên hội nghị kết thúc mà không có thỏa thuận đạt được.

leftcenterrightdel
 

RC-135 là một trong những máy bay trinh sát lớn nhất thế giới. Phi hành đoàn gồm 27 người, bao gồm 3 phi công, 2 hoa tiêu và 22 chuyên viên phân tích, tình báo, sĩ quan chiến tranh điện tử và kỹ thuật viên bảo trì. RC-135 có hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống liên lạc bằng sóng radio, ăng ten vệ tinh, máy ảnh điện quang học độ phân giải cao cùng hệ thống cảm biến.

Dữ liệu mà chúng thu thập sẽ được mã hóa và truyền trực tiếp tới các vệ tinh hoặc các máy bay khác nhằm tránh những tác động từ hệ thống chiến tranh điện tử của đối phương.

RC-135 có chiều dài 41,53 m, sải cánh 39,88 m, tải trọng cất cánh tối đa đạt 146.000 kg, vận tốc cực đại 933 km/h.  Phạm vi hoạt động của RC-135 là 5.500 km, và trần bay đạt 15.200 m. RC-135 bay lên cao với vận tốc 1.500 m/phút.


Nguyễn Minh