Hôm 18/11, Belarus cho biết đã đề xuất một kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới với Liên minh châu Âu (EU), trong đó EU sẽ tiếp nhận 2.000 người di cư trong khi Minsk sẽ đưa 5.000 người khác trở về nước.

Không rõ liệu kế hoạch có được EU chấp nhận hay không, nhưng có một dấu hiệu khả thi là hàng trăm người Iraq đã làm thủ tục tại sân bay Minsk để đáp chuyến bay trở về Iraq trong ngày 18/11.

leftcenterrightdel
Người di cư sống vất vưởng tại biên giới Belarus- Ba Lan. Ảnh: Reuters / Kacper Pempel.

Các nước châu Âu cáo buộc Belarus đã “dàn dựng” cuộc khủng hoảng nhắm vào khối này, điều Minsk bác bỏ.

Hàng nghìn người di cư đã bị mắc kẹt trong rừng hoang vu biên giới trong cái lạnh giá mùa Đông. Ít nhất 8 người  di cư, trong đó có một trẻ em 1 tuổi, được cho đã chết khi vạ vật ở biên giới Belarus- Ba Lan.

leftcenterrightdel
Trước những biện pháp mạnh và lực lượng biên phòng hùng hậu của Ba Lan, người di cư không thể vượt qua biên giới. Ảnh: Reuters / Kacper Pempel. 

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã thảo luận về đề xuất của mình với Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc điện đàm hôm 17/11, là cuộc gọi thứ hai trong tuần.

Chưa có phản từ các nước EU về đề xuất của Belarus, nhưng Uỷ ban điều hành của khối này trước đó cho biết không thể có thỏa hiệp với Minsk, mô tả các trao đổi của bà Merkel với ông Lukashenko chỉ là "các cuộc tiếp xúc song phương".

leftcenterrightdel
Vẻ tuyệt vọng của đứa trẻ trong đoàn người di cư trong nỗ tị nạn ở châu Âu. Ảnh: Reuters / Kacper Pempel. 

Thư ký báo chí của ông Lukashenko, Natalia Eismont cho biết, những người di cư sẽ được hồi hương nếu họ muốn và tự nguyện, Minsk sẽ không ép buộc bất kỳ ai quay trở lại Iraq, Syria hoặc các quốc gia khác.

leftcenterrightdel
Sau nhiều ngày vạ vật ở biên giới Belarus- Ba Lan trong cái lạnh thấu xương và thiếu thốn, nhiều người di cư Iraq chấp nhận lên máy bay hồi hương. Ảnh: Reuters / Kacper Pempel. 

Một số lượng lớn người Iraq trong số những người di cư đã cắm trại ở biên giới Belarus, tìm kiếm quyền nhập cảnh và một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một trong các nước giàu có của EU. Bộ Ngoại giao Iraq cho biết, vào 18/11, khoảng 430 người, chủ yếu là người Kurd, đã đăng ký các chuyến bay hồi hương.

Văn Phong/Reuters