Tàu chiến trị giá khoảng 4,5 tỉ USD với 8 máy bay chiến đấu tàng hình RAF F35B, sẽ lên đường đến châu Á vào ngày 24/5 cùng với nhóm 6 tàu hộ tống, bao gồm HMS Defender, HMS Diamond, một tàu ngầm, 14 máy bay trực thăng và một đại đội Thủy quân lục chiến. 

Nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) sẽ thực hiện chuyến thăm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

leftcenterrightdel
Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth (còn gọi là Big Lizzie). Ảnh: BAE.

Trước khi rời Vương quốc Anh, CSG do Big Lizzie dẫn đầu sẽ tham gia một cuộc tập trận lớn mang tên Strike Warrior, ngoài khơi bờ biển Scotland.

Một phần của CSG sau đó sẽ tiến đến Biển Đen để hỗ trợ các hoạt động an ninh hàng hải của NATO vào thời điểm leo thang căng thẳng Nga-Ukraine. 

leftcenterrightdel
HMS Queen Elizabeth được coi là niềm tự hào của Hải quân Anh. Ảnh: News.sky

Nhóm tàu sân bay Anh cũng sẽ hướng đến Thái Bình Dương qua Ấn Độ, Singapore và sau đó đến Nhật Bản, qua Biển Đông.

Big Lizzie được nói sẽ không đi qua eo biển Đài Loan trong chặng cuối cùng để đến Hàn Quốc và Nhật Bản, như một nỗ lực để giảm sự kích động.

leftcenterrightdel
Big Lizzie được nói sẽ không đi qua eo biển Đài Loan trong chặng cuối cùng để đến Hàn Quốc và Nhật Bản, như một nỗ lực để giảm sự kích động. 

Đi cùng với HMS Queen Elizabeth sẽ có một hạm đội mặt nước bao gồm các tàu khu trục Type 45 HMS Defender, HMS Diamond, các tàu khu trục chống ngầm Type 23 HMS Kent và HMS Richmond, cùng RFA Fort Victoria và RFA Tidespring.

Tàu ngầm lớp Astute trang bị tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Anh cũng sẽ được triển khai.

leftcenterrightdel
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Ảnh: U.K. Navy. 

Cùng với các máy bay chiến đấu tàng hình, 4 trực thăng tấn công hàng hải Wildcat, 7 trực thăng chống ngầm Merlin Mk2 và 3 trực thăng thuộc lực lượng biệt kích Merlin Mk4 sẽ được đưa vào hoạt động, là số lượng trực thăng lớn nhất được Hải quân Anh triển khai trong một sứ mệnh trong vòng một thập kỉ.  

leftcenterrightdel
Tàu khu trục HMS Defender của Hải quân Anh. Ảnh: PA. 
leftcenterrightdel
 Tàu khu trục Type 45 HMS Diamond của Hải quân Anh cũng sẽ là một phần của Nhóm tấn công tàu sân bay. Ảnh: PA.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, nói, việc triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay tới châu Á nhằm tăng cường tương tác với các đối tác trong khu vực, cũng như tái khẳng định cam kết của Anh trong việc giải quyết các thách thức an ninh trước mắt và lâu dài. Động thái cũng chứng minh Anh không lùi bước mà đang tiến lên để đóng một vai trò tích cực trong việc định hình trật tự thế giới của thế kỉ 21.

leftcenterrightdel
HMS Queen Elizabeth được nói là chiến hạm lớn nhất và mạnh nhất của Hải quan Anh từng được đóng. Ảnh: Shaun Roster/SWNS.

Hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay như một phần của chiếc lược xoay trục của Anh tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong nỗ lực 'tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng sâu rộng', cũng như tham gia một cuộc tập trận đánh dấu kỉ niệm 50 năm Thỏa thuận Phòng thủ năm cường quốc với Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand.

leftcenterrightdel
HMS Queen Elizabeth nặng khoảng 65.000 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, có sàn đáp rộng gần 20.000m2. Ảnh: PA. 

HMS Queen Elizabeth dài 280m, sàn đáp rộng gần 20.000m2, là tàu chiến lớn nhất và mạnh nhất của Anh từng được chế tạo, được thiết kế để hoạt động trong 50 năm, biên chế vào Hải quân Anh đầu tháng 12/2017.

Tàu sân bay nặng 65.000 tấn, tốc độ tối đa hơn 25 hải lý/h, tầm hoạt động từ 8.000-10.000 hải lý, thủy thủ đoàn khoảng 700 người (trạng thái đầy đủ là 1.600 người).

Huy Anh/Dailymail